Ở nước ta hiện nay, nghề luật đã và đang khẳng định được vai trò và vị trí quan trọng trong các hoạt động xã hội. Người luật sư đã và đang tham gia một cách tích cực, hiệu quả vào việc bảo vệ quyền cũng như lợi ích hợp pháp của người dân, của các tổ chức kinh tế – xã hội, của Nhà nước  và góp phần quan trọng vào việc bảo vệ công lý, xây dựng nền tư pháp dân chủ và pháp quyền.

Vai trò của người luật sư

Nước ta đang trong thời kỳ mở cửa, hòa nhập với tiến trình phát triển của các nước trong khu vực cũng như trên thế giới. Sự phát triển của các mặt kinh tế, đời sống xã hội đã đòi hỏi và kéo theo sự phát triển của pháp luật cũng như sự phát triển của nghề luật sư. Cùng với tư cách đại diện ủy quyền của khách hàng, người luật sư còn có vai trò là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng, bảo vệ công lý và các quyền tự do, dân chủ của người dân, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Đạo đức người luật sư (Ảnh minh họa)

Chuẩn mực đạo đức người luật sư

Cũng giống như mọi nghề khác, người luật sư phải có tri thức, trình độ chuyên môn, có đạo đức và phẩm chất nghề nghiệp. Bên cạnh đó, với đặc thù riêng, người luật sư cũng phải là người có thể làm việc độc lập, có bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng, tự chịu trách nhiệm về hành vi ứng xử của mình…  Ở việt Nam hiện nay, luật sư là những người hoạt động độc lập. Chính vì vậy áp lực công việc của họ rất lớn. Đó là áp lực dồn từ cả hai phía: khách hàng và các cơ quan tiến hành tốt tụng. Nếu không có được bản lĩnh vững vàng thì người luật sư không thể chịu đựng được những áp lực đó cũng như không thể trụ lại với nghề.

Bên cạnh đó, nghề luật cũng được coi là một nghề khá nguy hiểm. Người luật sư bào chữa cho bị cáo trong một số các vụ án bị dư luận xã hội lên án mạnh đôi khi còn phải đối diện với cái nhìn không thiện cảm, thậm chí bị đe dọa bởi những người thân của nạn nhân. Trong những trường hợp đó, người luật sư phải có bản lĩnh, phải giữ được sự tỉnh táo và bình tĩnh để có những lý lẽ đúng đắn để bào chữa cho bị cáo. Phải hiểu được mục đích bào chữa của mình là nhằm bảo vệ tính nhân văn và quyền lợi hợp pháp của con người mặc dù người đó có là tội phạm. Cùng với đó, sự cám rỗ của hoàn cảnh cũng đòi hỏi người luật sư phải có bản lĩnh thép, có tâm đối với nghề nghiệp mình đã chọn. Cùng với quá trình đấu tranh với các yếu tố bên ngoài, ở mỗi người luật sư còn có sự đấu tranh gay gắt với tư tưởng bên trong để giữ cho mình cái tâm nghề nghiệp cao quý và trong sáng, để có thể tránh xa những cám rỗ của xã hội.

Tìm hiểu thông tin chi tiết về Cao đẳng Luật tại đây:

  • Học ngành Luật sẽ làm việc ở đâu ?
  • Cơ hội việc làm của ngành Luật ?
  • Học phí ngành Luật là bao nhiêu ?
  • Điểm chuẩn xét tuyển ngành Luật

Ở nước ta hiện nay, những người làm việc trong lĩnh vực pháp luật đã và đang khẳng định được vai trò quan trọng của mình trong mọi hoạt động của đời sống. Giới luật sư đang tham gia rất tích cực và có nhiều thành tích trong hoạt động bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, của các cơ quan, doanh nghiệp trong cả nước.

Bài viết cùng chuyên mục

Tham khảo thêm

Luật sư giỏi tại Hà Nội

Luật sư giỏi nhất Hà Nội ở đâu ? Thật khó mà biết được đúng không nào ? Tuy nhiên không gì là không thể ?

Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
Tumblr

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY LUẬT VIỆT PHÚ