Vừa qua, Chính Phủ đã ký ban hành Nghị định số 23/2021/NĐ-CP quy định chi tiết khoản 3, Điều 37 và Điều 39 của Luật Việc làm về trung tâm dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm. Theo đó, Nghị định đã có những điểm mới về điều kiện hoạt động của Trung tâm, Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm như sau:

1. Trung tâm dịch vụ việc làm 
Theo Điều 2 Nghị định 23/2021/NĐ-CP, trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 37 Luật việc làm 2013 làm bao gồm:
•    Trung tâm dịch vụ việc làm do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quyết định thành lập;
•    Trung tâm dịch vụ việc làm do Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định thành lập;
•    Trung tâm dịch vụ việc làm do người đứng đầu tổ chức chính trị – xã hội cấp trung ương quyết định thành lập.
Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và phải có giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm cấp tỉnh cấp.
Trung tâm dịch vụ việc làm được thành lập phải phù hợp với quy hoạch do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực theo quy định.
Trung tâm dịch vụ việc làm do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quyết định thành lập; trung tâm dịch vụ việc làm do Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập; Trung tâm dịch vụ việc làm do người đứng đầu tổ chức chính trị – xã hội cấp Trung ương quyết định thành lập.
Trách nhiệm của trung tâm dịch vụ việc làm là thực hiện tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động và cung cấp thông tin thị trường lao động miễn phí; bảo đảm chất lượng dịch vụ sự nghiệp công về việc làm theo các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; tổ chức thực hiện các hoạt động giao dịch việc làm, xây dựng dữ liệu người tìm việc, việc làm trống để kết nối cung cầu lao động; thực hiện đúng quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm.
2. Điều kiện thành lập trung tâm hoạt động dịch vụ việc làm
Theo Điều 2 Nghị định 23/2021/NĐ-CP, trung tâm dịch vụ việc làm muốn thành lập phải đảm bảo các điều kiện sau:
– Có mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công về việc làm.
– Phù hợp với quy hoạch mạng lưới trung tâm dịch vụ việc làm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
– Có trụ sở làm việc hoặc đề án cấp đất xây dựng trụ sở làm việc đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (trường hợp xây dựng trụ sở mới).
– Có trang thiết bị để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định phù hợp với tiêu chuẩn, định mức máy móc, thiết bị chuyên dùng do cấp có thẩm quyền ban hành.
– Có ít nhất 15 người làm việc là viên chức.
– Cơ quan có thẩm quyền thành lập đảm bảo kinh phí cho các hoạt động dịch vụ sự nghiệp công về việc làm theo quy định của pháp luật.
3. Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm
Theo khoản 1 Điều 39 Luật việc làm 2013, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và phải có giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm cấp tỉnh cấp.
4. Điều kiện cấp giấy phép của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm
Theo Điều 14 Nghị định số 23/2021/NĐ-CP, doanh nghiệp được cấp giấy phép của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc là khi đáp ứng các quy định sau:
– Có địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh để tổ chức hoạt động dịch vụ việc làm thuộc sở hữu của doanh nghiệp hoặc được doanh nghiệp thuê ổn định theo hợp đồng từ 03 năm (36 tháng) trở lên.
– Doanh nghiệp đã thực hiện ký quỹ 300.000.000 đồng (Ba trăm triệu đồng).
– Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thực hiện hoạt động dịch vụ việc làm phải bảo đảm điều kiện:
•    Là người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
•    Không thuộc một trong các trường hợp sau đây: đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc, trốn khỏi nơi cư trú, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc liên quan đến dịch vụ việc làm;
•    Có trình độ từ đại học trở lên hoặc đã có thời gian trực tiếp làm chuyên môn hoặc quản lý dịch vụ việc làm hoặc cung ứng lao động từ đủ 02 năm (24 tháng) trở lên trong thời hạn 05 năm liền kề trước khi đề nghị cấp giấy phép.
Cơ sở pháp lý:
Nghị định 23/2021/NĐ-CP
Luật việc làm 2013

Bài viết cùng chuyên mục

Tham khảo thêm

Thủ tục khiếu nại tố cáo

Thủ tục khiếu nại tố cáo theo quy định của pháp luật Việt Nam bao gồm các bước sau: Giải quyết khiếu nại lần đầu:

Làm gì khi bị ép cung

Ép cung là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bị ép cung. Khi bị

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on pinterest
Pinterest
Share on tumblr
Tumblr

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY LUẬT VIỆT PHÚ