Luật Việt Phú trân trọng giới thiệu đến quý thành viên toàn văn quy định mới (sau khi được cắt bỏ một số điều kiện) Điều kiện hoạt động dịch vụ của tổ chức trọng tài thương mại.

Điều kiện hoạt động dịch vụ của tổ chức trọng tài thương mại

Ngày có hiệu lực

Căn cứ pháp lý

Điều 24. Điều kiện và thủ tục thành lập Trung tâm trọng tài

1. Trung tâm trọng tài được thành lập khi có ít nhất năm sáng lập viên là công dân Việt Nam có đủ điều kiện là Trọng tài viên quy định tại Điều 20 của Luật này đề nghị thành lập và được Bộ trưởng Bộ Tư pháp cấp Giấy phép thành lập.

2. Hồ sơ đề nghị thành lập Trung tâm trọng tài gồm:

a) Đơn đề nghị thành lập;

b) Dự thảo điều lệ của Trung tâm trọng tài theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành;

c) Danh sách các sáng lập viên và các giấy tờ kèm theo chứng minh những người này có đủ điều kiện quy định tại Điều 20 của Luật này.

3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp cấp Giấy phép thành lập Trung tâm trọng tài và phê chuẩn điều lệ của Trung tâm trọng tài; trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

01/11/2011

Luật Trọng tài thương mại 2010

Dịch vụ thương mại điện tử là gì?

Theo quy định tại Khoản 14 Điều 3 Nghị định 09/2018/NĐ-CP về quy định chi tiết Luật thương mại và Luật Quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thì khái niệm dịch vụ thương mại điện tử được quy định cụ thể như sau:

Dịch vụ thương mại điện tử là hoạt động thương mại theo đó bên cung cấp dịch vụ thương mại điện tử thiết lập website thương mại điện tử để cung cấp môi trường cho thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ.

Trên đây là nội dung tư vấn về khái niệm dịch vụ thương mại điện tử. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 09/2018/NĐ-CP.

Hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá hàng hoá thương mại được quy định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 193 Luật Thương mại 2005 thì hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá hàng hoá thương mại được quy định cụ thể như sau:

– Hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá hàng hoá phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.

– Trường hợp hàng hoá được đấu giá là đối tượng cầm cố, thế chấp thì hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá phải được sự đồng ý của bên nhận cầm cố, thế chấp và bên bán phải thông báo cho các bên tham gia đấu giá về hàng hóa đang bị cầm cố, thế chấp.

– Trường hợp trong hợp đồng cầm cố, thế chấp có thoả thuận về việc bán đấu giá mà người cầm cố, thế chấp vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc từ chối giao kết hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá hàng hoá thì hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá được giao kết giữa người nhận cầm cố, thế chấp với người tổ chức đấu giá.

Trên đây là nội dung tư vấn về hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá hàng hoá thương mại. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Thương mại 2005.

Tổ chức xúc tiến thương mại của Việt Nam tại nước ngoài có nguyên tắc hoạt động là gì?

Căn cứ theo Điều 22 Nghị định 28/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về một số biện pháp phát triển ngoại thương do Thủ tướng Chính phủ ban hành thì Tổ chức xúc tiến thương mại của Việt Nam tại nước ngoài có nguyên tắc hoạt động được quy định như sau:

– Các tổ chức xúc tiến thương mại của Việt Nam được thành lập và hoạt động tại nước ngoài phải tuân thủ theo pháp luật của Việt Nam và pháp luật nước sở tại.

– Các tổ chức xúc tiến thương mại của Việt Nam tại nước ngoài không thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ không được sử dụng danh nghĩa nhà nước Việt Nam trong quá trình thành lập, hoạt động.

Trên đây là nội dung trả lời về Nguyên tắc hoạt động của tổ chức xúc tiến thương mại của Việt Nam tại nước ngoài. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Nghị định 28/2018/NĐ-CP.

Trách nhiệm của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử

Trách nhiệm của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử được quy định tại Điều 36 Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử như sau:

1. Đăng ký thiết lập website cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử theo quy định tại Mục 2 Chương IV Nghị định này và công bố các thông tin đã đăng ký trên trang chủ website.

2. Xây dựng và công bố công khai trên website quy chế hoạt động của sàn giao dịch thương mại điện tử theo quy định tại Điều 38 Nghị định này; theo dõi và bảo đảm việc thực hiện quy chế đó trên sàn giao dịch thương mại điện tử.

3. Yêu cầu thương nhân, tổ chức, cá nhân là người bán trên sàn giao dịch thương mại điện tử cung cấp thông tin theo quy định tại Điều 29 Nghị định này khi đăng ký sử dụng dịch vụ.

4. Có cơ chế kiểm tra, giám sát để đảm bảo việc cung cấp thông tin của người bán trên sàn giao dịch thương mại điện tử được thực hiện chính xác, đầy đủ.

5. Lưu trữ thông tin đăng ký của các thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử và thường xuyên cập nhật những thông tin thay đổi, bổ sung có liên quan.

6. Thiết lập cơ chế cho phép thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử thực hiện được quy trình giao kết hợp đồng theo quy định tại Mục 2 Chương II Nghị định này nếu website có chức năng đặt hàng trực tuyến.

7. Áp dụng các biện pháp cần thiết để đảm bảo an toàn thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh của thương nhân, tổ chức, cá nhân và thông tin cá nhân của người tiêu dùng.

8. Có biện pháp xử lý kịp thời khi phát hiện hoặc nhận được phản ánh về hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật trên sàn giao dịch thương mại điện tử.

9. Hỗ trợ cơ quan quản lý nhà nước điều tra các hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật, cung cấp thông tin đăng ký, lịch sử giao dịch và các tài liệu khác về đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật trên sàn giao dịch thương mại điện tử.

10. Công bố công khai cơ chế giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình giao dịch trên sàn giao dịch thương mại điện tử. Khi khách hàng trên sàn giao dịch thương mại điện tử phát sinh mâu thuẫn với người bán hoặc bị tổn hại lợi ích hợp pháp, phải cung cấp cho khách hàng thông tin về người bán, tích cực hỗ trợ khách hàng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Trên đây là nội dung quy định về trách nhiệm của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 52/2013/NĐ-CP.

Bài viết cùng chuyên mục

Tham khảo thêm

Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
Tumblr

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY LUẬT VIỆT PHÚ