TRANH TỤNG LÀ GÌ
Tranh tụng được coi là khâu đột phá trong hoạt động xét xử, chất lượng tranh tụng sẽ góp phần nâng cao chất lượng xét xử, chống oan sai và bảo vệ các quyền con người cơ bản của người bị buộc tội. Tranh tụng trong xét xử được đảm bảo là nguyên tắc mới, lần đầu tiên được quy định là nguyên tắc riêng biệt trong Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015.
Căn cứ pháp lý điều 322 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định như sau:
“1. Bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác có quyền trình bày ý kiến, đưa ra chứng cứ, tài liệu và lập luận của mình để đối đáp với Kiểm sát viên về những chứng cứ xác định có tội,… điều kiện phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án.
Bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác có quyền đưa ra đề nghị của mình. I
- Kiểm sát viên phải đưa ra chứng cứ, tài liệu và lập luận để đối đáp đến cùng từng ý kiến của bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa.
Người tham gia tranh luận có quyền đáp lại ý kiến của người khác.
- Chủ tọa phiên tòa không được hạn chế thời gian tranh luận, phải tạo điều kiện cho Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, bị hại, người tham gia tố tụng khác tranh luận, trình bày hết ý kiến nhưng có quyền cắt những ý kiến không liên quan đến vụ án và ý kiến lặp lại.
Chủ tọa phiên tòa yêu cầu Kiểm sát viên phải đáp lại những ý kiến của người bào chữa, người tham gia tố tụng khác mà những ý kiến đó chưa được Kiểm sát viên tranh luận.
- Hội đồng xét xử phải lắng nghe, ghi nhận đầy đủ ý kiến của Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, người tham gia tranh luận tại phiên tòa để đánh giá khách quan, toàn diện sự thật của vụ án. Trường hợp không chấp nhận ý kiến của những người tham gia phiên tòa thì Hội đồng xét xừ phải nêu rõ lý do và được ghi trong bản án.”
Vai trò của việc tranh luận tại phiên tòa:
Tranh luận tại phiên tòa làm một thủ tục không thể thiếu tại phiên xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. Việc tranh luận tại phiên tòa được quy định nhằm đảm bảo cho vị đại diện Viện kiểm sát và những người tham gia phiên tòa được phân tích, đánh giá chứng cứ của vụ án góp phần đề ra những biện pháp xử lý phù hợp nhất với pháp luật.
Việc tranh luận tại phiên tòa cũng là một phương tiện hữu hiệu để người bào chữa hoặc bị cáo tiến hành phân tích lập luận, đưa ra lý lẽ hợp lý, săc bén, có sức thuyết phục để bảo vệ bị cáo một cách hiệu quả nhất.
Quy trình tranh luận tại phiên tòa
Trước hết, Kiểm sát viên trình bày lời buộc tội, đề nghị kết tội bị cáo theo toàn bộ hay một phần nội dung cáo trạng hoặc kết luận về tội danh nhẹ hơn. Lời luận tội của Viện kiểm sát phải căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã được kiểm tra tại phiên tòa, ý kiến của bị cáo, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự và những người tham gia tố tụng khác.
Trong trường hợp không có căn cứ để kết tội thì Kiểm sát viên phải rút toàn bộ quyết định truy tố và đề nghị Hội đồng xét xử tuyên bố bị cáo không có tội.
Sau khi kiểm sát viên trình bày lời luận tội thì người bào chữa sẽ bào chữa cho bị cáo, bị cáo có quyền bổ sung ý kiến bào chữa; nếu không có người bào chữa thì bị cáo tự bào chữa cho mình.
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự sẽ trình bày ý kiến để bảo vệ quyền lợi cho mình bảo vệ. Nếu không có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thì người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, và người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan tự trình bày ý kiến để bảo vệ quyền lợi cho mình.
Tiếp theo Kiểm sát viên phải đưa ra những lập luận của mình đối với từng ý kiến có liên quan đến vụ án. Khi những người tham gia tranh luận có ý kiến khác với mình, Kiểm sát viên có trách nhiệm phải đưa ra những lập luận của mình đối với từng ý kiến. Kiểm sát viên không được đối đáp theo kiểu “giữ nguyên quan điểm truy tố” mà không phân tích, đối đáp gì thêm.
Trường hợp Kiểm sát viên không lập luận để đối đáp với người tham gia tố tụng, Chủ tọa phiên tòa có quyền đề nghị Kiểm sát viên phải đáp lại những ý kiến có liên quan đến vụ án của người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác mà những ý kiến đó chưa được Kiểm sát viên tranh luận.
Trong trường hợp giữa những người tham gia tranh luận có ý kiến khác nhau thì họ có quyền phản bác lại ý kiến mà mình không đồng ý.
Chủ tọa phiên tòa không được hạn chế thời gian tranh luận và phải tạo điều kiện cho những người tham gia tranh luận trình bày hết ý kiến, nhưng có quyền cắt những ý kiến không liên quan tới vụ án. Đối với ý kiến có liên quan đến vụ án chưa được Kiểm sát viên tranh luận, chủ tọa phiên tòa có quyền đề nghị Kiểm sát viên phải tranh luận và đáp lại.
Trong quá trình tranh luận, nếu xét thấy cần xem xét thêm chứng cứ mới thì Hội đồng xét xử có quyền trở lại việc xét hỏi, xét hỏi xong phải tiếp tục tranh luận.
Sau khi những người tham gia tranh luận không còn trình bày gì thêm, chủ tọa phiên tòa tuyên bố kết thúc việc tranh luận và bị cáo được nói lời sau cùng. Nếu trong lời nói sau cùng, bị cáo trình bày thêm tình tiết mới có ý nghĩa quan trọng đối với vụ án thì Hội đồng xét xử phải quyết định trở lại việc xét hỏi.
LUẬT SƯ TRANH TỤNG CỦA LUẬT VIỆT PHÚ
Văn phòng Luật sư Việt Phú cung cấp tư vấn dịch vụ LUẬT SƯ TRANH TỤNG TẠI TÒA ÁN các cấp với tư cách là người bào chữa hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
LUẬT SƯ TRANH TỤNG Với đội ngũ luật sư có nhiều kinh nghiệm trong việc giải quyết các tranh chấp tại Toà án các cấp, Văn phòng Luật sư Việt Phú đáp ứng mọi yêu cầu của quý khách trong các vụ việc, vụ án như: hình sự, dân sự, kinh tế, lao động, đất đai, hành chính, hôn nhân và gia đình… Theo đó, VĂN PHÒNG LUẬT SƯ VIỆT PHÚ cung cấp dịch vụ Luật sư tranh tụng theo yêu cầu của quý khách như:
– Tư vấn về chiến lược giải quyết tranh chấp; phân tích và đánh giá về điểm mạnh, điểm yếu của các bên trong tranh chấp.
– Tư vấn về cách thức, biện pháp giải quyết tranh chấp đại diện cho khách hàng trong việc đàm phán giải quyết tranh chấp với đối tác.
– Tham gia điều tra, thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ, tài liệu; tư vấn và hỗ trợ khách hàng soạn thảo, chuẩn bị hồ sơ xuất trình trước tòa án, trọng tài.
– Tư vấn về thủ tục và quy trình liên quan đến thi hành án; nhận đại diện trong thủ tục thi hành án dân sự.
– Đại diện theo ủy quyền và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho đương sự trong các vụ án việc dân sự, kinh doanh thương mại, lao động, hành chính.
– Bào chữa cho người bị nghi là tội phạm trong vụ án hình sự.
– Cử luật sư tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự trong các vụ án dân sự, kinh tế, lao động, hành chính, hôn nhân gia đình ly hôn.
Hãy đến Văn phòng luật sư Việt Phú chắc chắn bạn sẽ giải quyết được các vấn đề khó khăn nan giải mà bạn và người thân đang mắc phải một cách nhanh nhất và đơn giản nhất. Với đội ngũ tư vấn luật chuyên nghiệp hàng đầu tại Việt Nam. Chúng tôi luôn là người bạn đồng hành và mang đến cho xã hội nhiều phương pháp giải quyết vấn đề một cách triệt để và toàn diện hơn nữa.
Hãy liên hệ với Văn phòng Luật sư Việt Phú để được tư vấn miễn phí và được cung cấp các dịch vụ tư vấn luật tốt nhất!
Rất hân hạnh được hợp tác cùng Qúy Khách !
Trân trọng!