Công ty mới thành lập cần làm những gì?

Để tránh những rắc rối phát sinh sau khi hoàn thành hồ sơ thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp của bạn cần phải tiến hành các thủ tục sau:

Doanh nghiệp có quyền quyết định số lượng, hình thức, nội dung và mẫu con dấu của doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ doanh nghiệp có quy định khác. Tuy nhiên các con dấu phải thống nhất với nhau theo dấu đã đăng ký

Luật Việt Phú sẽ khắc con dấu ngay sau khi có thông tin về Mã số thuế của Công ty. Thời gian hoàn thành con dấu: 01 ngày.

Luật Việt Phú sẽ thực hiện thủ tục thông báo báo mẫu dấu công ty lên Cổng thông tin Doanh Nghiệp Quốc Gia. Thời gian hoàn thành: 01 ngày.

2- MỞ TÀI KHOẢN NGÂN HÀNG CỦA DOANH NGHIỆP

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Người đại diện theo pháp luật cần liên hệ với các Ngân hàng thương mại hoặc Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam để mở tài khoản thanh toán cho doanh nghiệp của mình.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có tài khoản, doanh nghiệp phải thông báo thông tin tài khoản ngân hàng với Phòng Đăng ký Kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội và Tp. HCM.

3- THIẾT LẬP HỒ SƠ THUẾ BAN ĐẦU

Các thông tin đăng ký thuế ban đầu được doanh nghiệp cung cấp trong hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp ở Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Đồng thời, sau khi đã nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và đã thông báo sử dụng mẫu con dấu, doanh nghiệp phải nộp hồ sơ đăng ký thuế ban đầu với cơ quan quản lý thuế trực tiếp trong vòng 30 ngày kể từ ngày thành lập công ty. Hiện nay, tùy thuộc vào quy định của từng cơ quan quản lý thuế mà hồ sơ đăng ký thuế ban đầu có thể bao gồm các giấy tờ sau:

  • Bản sao y công chứng giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Bảng đăng ký phương pháp trích khấu hao tài sản cố định;
  • Công văn về việc đăng ký thực hiện hình thức, chế độ kế toán, hóa đơn;
  • Quyết định bổ nhiệm giám đốc;
  • Quyết định bổ nhiệm kế toán.

4- MUA CHỮ KÝ SỐ ĐIỆN TỬ

Chữ ký số điện tử là bắt buộc, giúp cho doanh nghiệp dễ dàng kê khai và nộp thuế qua mạng điện tử, tránh lãng phí thời gian và công sức đi lại. Chữ ký số điện tử có giá trị tương đương với con dấu của doanh nghiệp khi nộp thuế điện tử. Để thực hiện nộp thuế điện tử [Luật Việt Phú sẽ hỗ trợ Khách hàng mua chữ ký số điện tử (Token) tại địa chỉ uy tín với giá cả ưu đãi nhất].

5- NỘP TỜ KHAI, LỆ PHÍ MÔN BÀI

Theo quy định tại Nghị định 139/2016/NĐ-CP ngày 4/10/2016 và Thông tư 302/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016 thì mức thu lệ phí môn bài và thời hạn nộp tờ khai, lệ phí môn bài được quy định như sau:

  • Mức thu lệ phí môn bài:
    • Doanh nghiệp có vốn điều trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 đồng/ năm;
    • Doanh nghiệp có vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 đồng/ năm;
    • Đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp: chi nhánh, địa điểm kinh doanh nộp thuế môn bài là 000.000 đồng/ năm.
  • Thời hạn nộp tờ khai thuế môn bài:
    • Khai lệ phí môn bài một lần khi tổ chức mới ra hoạt động kinh doanh, chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh
    • Trường hợp người nộp lệ phí mới thành lập cơ sở kinh doanh nhưng chưa hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải khai lệ phí môn bài trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và đăng ký thuế hoặc ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
  • Thời hạn nộp thuế môn bài:Thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 1 hàng năm. Trường hợp tổ chức mới ra hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc mới thành lập cơ sở sản xuất kinh doanh thì thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài.

Tuy nhiêntheo Nghị định 22/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/02/2020 thì Tổ chức thành lập mới (được cấp mã số thuế mới, mã số doanh nghiệp mới) sau ngày 25/02/2020 sẽ được Miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập hoặc ra hoạt động sản xuất, kinh doanh (từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12). Do đó doanh nghiệp chỉ cần nộp tờ khai lệ phí môn bài với số tiền 0 đồng trong năm đầu thành lập.

6- LÀM BIỂN HIỆU CÔNG TY

Sau khi bắt đầu đi vào hoạt động, công ty cần treo biển tại trụ sở của công ty, biển công ty phải thể hiện thông tin về tên công ty, địa chỉ, số điện thoại chính xác theo nội dung đăng ký kinh doanh. Tránh trường hợp khi cơ quan thuế đột xuất kiểm tra trụ sở, nếu không có biển hiệu sẽ có quyền ra thông báo doanh nghiệp không hoạt động tại trụ sở, điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc kinh doanh và sử dụng hoá đơn.

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi Không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính.

7- ĐĂNG KÝ SỬ DỤNG HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ

Hiện nay đối với doanh nghiệp mới thành lập từ năm 2019 thì việc sử dụng hóa đơn điện tử là bắt buộc. Luật Việt Phú sẽ hỗ trợ Quý khách liên hệ với một số nhà mạng cung cấp hóa đơn điện tử lớn với mức giá ưu đãi nhất.

8- SET UP HỒ SƠ KẾ TOÁN, BÁO CÁO THUẾ

– Các chứng từ nộp tiền vào công ty, tài khoản công ty.

– Các chứng từ, hợp đồng, hoá đơn mua vào bán ra trong giai đoạn công ty thành lập và ngay sau thành lập.

– Hồ sơ sổ sách kế toán, báo cáo thuế khác

Luật Việt Phú sẽ set up tất cả hồ sơ pháp lý và hồ sơ sổ sách kế toán chuẩn cho tất cả khách hàng sử dụng dịch vụ kế toán, báo cáo thuế hàng tháng của LTS Law.

9- XÂY DỰNG VÀ THÔNG BÁO THANG LƯƠNG, BẢNG LƯƠNG

Tất cả doanh nghiệp phải xây dựng Thang lương, Bảng lương.

Doanh nghiệp trên 10 lao động bắt buộc phải đăng ký Thang lương, Bảng lương với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội. Đây là cơ sở để thực hiện tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.

Doanh nghiệp phải căn cứ theo Mức lương tối thiểu vùng hiện hành để quy định mức lương cho từng chức danh, công việc, nhóm công việc sao cho phù hợp với các nguyên tắc mà pháp luật quy định.

10- XÂY DỰNG VÀ ĐĂNG KÝ NỘI QUY LAO ĐỘNG

Doanh nghiệp sử dụng từ 10 người lao động trở lên thì phải có Nội quy lao động bằng văn bản.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ban hành Nội quy lao động thì doanh nghiệp phải nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký Nội quy lao động với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (sau đây gọi tắt là Sở LĐTBXH) nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.

11- THÀNH LẬP CÔNG ĐOÀN

Nếu muốn thành lập Công đoàn tại doanh nghiệp (sau đây gọi tắt là Công đoàn); thì trước tiên, những người lao động sẽ phải tổ chức Ban vận động thành lập Công đoàn tại doanh nghiệp (sau đây gọi tắt là Ban vận động) và nên liên hệ Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở nơi gần nhất hướng dẫn, giúp đỡ, hỗ trợ việc thành lập Công đoàn.

Điều kiện để thành lập Công đoàn là phải có ít nhất 05 đoàn viên Công đoàn Việt Nam; hoặc, phải có ít nhất 05 người lao động có đơn tự nguyện xin gia nhập Công đoàn Việt Nam.

12- LƯU Ý VỀ NGÀNH, NGHỀ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN

Khi thành lập, doanh nghiệp hãy lưu ý đến ngành, nghề kinh doanh của mình, nếu thuộc những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp phải đảm bảo các điều kiện và phải bảo đảm xuyên suốt trong quá trình kinh doanh của mình. 

Đối với một số ngành, nghề chỉ cần đáp ứng đủ các điều kiện trong suốt quá trình kinh doanh. Đối với nhiều ngành, nghề thì phải cần giấy phép, giấy chứng nhận đủ điều kiện… trước khi kinh doanh. 

Trên đây là Những việc cần làm ngay sau khi thành lập doanh nghiệp, Luật Việt Phú gửi đến quý khách hàng.

Hãy liên hệ với Luật Việt Phú để được tư vấn chi tiết và cụ thể hơn.

Bài viết cùng chuyên mục

Tham khảo thêm

Thủ tục khiếu nại tố cáo

Thủ tục khiếu nại tố cáo theo quy định của pháp luật Việt Nam bao gồm các bước sau: Giải quyết khiếu nại lần đầu:

Làm gì khi bị ép cung

Ép cung là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bị ép cung. Khi bị

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on pinterest
Pinterest
Share on tumblr
Tumblr

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY LUẬT VIỆT PHÚ