Điều kiện, hồ sơ khi làm Sổ đỏ cho đất có giấy tờ và đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất có sự khác nhau. Thông thường đất có giấy tờ sẽ dễ được cấp hơn và không phải nộp tiền sử dụng đất.

* Sổ đỏ, Sổ hồng là cách gọi phổ biến của người dân, theo quy định của pháp luật đất đai từ ngày 10/12/2009 khi đủ điều kiện thì người sử dụng đất sẽ được cấp Giấy chứng nhận theo mẫu chung của Bộ Tài nguyên và Môi trường với tên gọi pháp lý là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận).

Đất có và không có giấy tờ về quyền sử dụng đất là gì?
* Đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất

Căn cứ Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất là trường hợp mà hộ gia đình, cá nhân có một trong những loại giấy tờ sau đây:

– Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15/10/1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15/10/1993.

– Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất.

– Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15/10/1993 được UBND xã, phường, thị trấn (cấp xã) xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15/10/1993.

– Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật.

– Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất.

– Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15/10/1993 theo quy định của Chính phủ.

Xem chi tiết: Danh sách giấy tờ về quyền sử dụng đất khi làm Sổ đỏ

* Đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất

Là trường hợp mà hộ gia đình, cá nhân không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

Điểm khác giữa đất có và không có giấy tờ khi cấp Sổ đỏ
Lưu ý: Vì pháp luật đất đai quy định rất phức tạp, chia thành nhiều trường hợp và nhiều giai đoạn khác nhau nên tiêu chí đánh giá dưới đây chỉ mang tính chất tương đối. Để biết từng trường hợp cụ thể phải tự đối chiếu quy định với từng thửa đất hoặc liên hệ với LuatVietnam qua số 0936 129 229 để được giải đáp.

Tiêu chí đánh giá

Đất có giấy tờ

Đất không có giấy tờ

Điều kiện cấp Giấy chứng nhận Được cấp nếu không có tranh chấp, không thuộc quy hoạch. Không chắc chắn được cấp như đất có giấy tờ vì cần xem xét rất nhiều điều kiện tùy thuộc từng trường hợp như đất giao không đúng thẩm quyền, đất lấn, chiếm,…
Tiền sử dụng đất Không phải nộp, trừ trường hợp chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính. – Sử dụng trước ngày 15/10/1993: Đa số trường hợp không phải nộp; nếu vượt hạn mức sẽ nộp 50%.

– Từ sau ngày 15/10/1993 đến ngày 01/7/2014: Đa số trường hợp phải nộp tiền sử dụng đất (mức nộp cũng khác nhau như 40%, 50% hoặc 100%).

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận Theo khoản 1 Điều 8 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT gồm:

– Đơn theo Mẫu số 04a/ĐK.

– Đăng ký quyền sử dụng đất thì phải có một trong những loại giấy tờ về quyền sử dụng đất.

– Đăng ký quyền sở hữu nhà ở phải có giấy tờ theo Điều 31 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

– Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có).

– Đơn theo Mẫu số 04a/ĐK.

– Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có).

– Xác nhận của UBND cấp xã nơi có đất là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp hoặc xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch,…

Kết luận: Đất có giấy tờ và đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất có nhiều điểm khác biệt về điều kiện được cấp, tiền sử dụng đất phải nộp và hồ sơ đề nghị. Khi đủ điều kiện thì người dân cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ và nộp tại UBND cấp xã nơi có đất hoặc bộ phận một cửa cấp huyện hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện.

Bài viết cùng chuyên mục

Tham khảo thêm

Thủ tục khiếu nại tố cáo

Thủ tục khiếu nại tố cáo theo quy định của pháp luật Việt Nam bao gồm các bước sau: Giải quyết khiếu nại lần đầu:

Làm gì khi bị ép cung

Ép cung là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bị ép cung. Khi bị

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on pinterest
Pinterest
Share on tumblr
Tumblr

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY LUẬT VIỆT PHÚ