Thủ tục nhập khẩu Bơ, Phô Mai đơn giản nhanh gọn, tiết kiệm thời gian và chi phí. Hãy liên hệ với Luật Việt Phú để được tư vấn và hỗ trợ.

1). Điều cần làm trước tiên là doanh nghiệp cần vào website sau để kiểm tra xem nhà máy sản xuất sản phẩm đó có nằm trong danh sách các doanh nghiệp nước ngoài được phép xuất khẩu mặt hàng có nguồn gốc từ động vật trên cạn vào Việt Nam hay không. Nhà máy sản xuất của nước nào thì tra cứu trong danh sách của nước đó. Nếu tên nhà máy không có trong danh sách thì hiện tại không được phép nhập khẩu từ nhà máy này. Nhà máy đó phải làm việc với bộ nông nghiệp tại bản địa để được cấp code xuất khẩu vào Việt Nam.

2). Bước kế tiếp là xin giấy phép kiểm dịch với cục thú y. Quy trình như sau:

Hồ sơ gồm có những chứng từ sau:

  • Đơn đăng ký kiểm dịch theo mẫu 19 dành cho động vật trên cạn và sản phẩm.
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Mẫu Health Certificate của nước xuất khẩu (có thể của 1 khách hàng khác, không nhất thiết là khách hàng của mình).
    3). Đăng ký kiểm dịch động vật.
    Để biết được mặt hàng nào cần phải kiểm dịch, quy trình, chứng từ có liên quan chúng ta tham khảo thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT đối với đông vật trên cạn.

Quy trình đăng ký kiểm dịch như sau:

Bộ hồ sơ:

  • Đơn đăng ký kiểm dịch (mẫu 3): 3 bản in 2 mặt trên giấy A4.
  • Giấy phép kiểm dịch (bản gốc).
  • Invoice
  • Packing list
  • Health Certificate (bản gốc).
  • Hợp đồng mua bán ngoại thương (hàng về air cần, sea không cần).
    4). Kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm.
    Bộ hồ sơ đăng ký kiểm tra bao gồm những giấy tờ sau:
  • Giấy đăng ký kiểm tra thực phẩm nhập khẩu (3 bản)
  • Hợp đồng ngoại thương (sales contract).
  • Hoá đơn thương mại (commercial invoice).
  • Bảng kê chi tiết hàng hoá (packing list).
  • Vận đơn (bill of lading)
  • Bản công bố chất lượng sản phẩm (1 bộ đầy đủ cho mỗi sản phẩm).
  • Certificate of analysis (nếu có).

Sau khi đăng ký với cơ quan kiểm tra chuyên ngành thì tiến hành mở tờ khai, lấy mẫu. Nếu kết quả kiểm tra đạt chất lượng nhập khẩu thì lấy chứng thư và nộp cho hải quan để thông quan tờ khai.

Bài viết cùng chuyên mục

Tham khảo thêm

Thủ tục khiếu nại tố cáo

Thủ tục khiếu nại tố cáo theo quy định của pháp luật Việt Nam bao gồm các bước sau: Giải quyết khiếu nại lần đầu:

Làm gì khi bị ép cung

Ép cung là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bị ép cung. Khi bị

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on pinterest
Pinterest
Share on tumblr
Tumblr

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY LUẬT VIỆT PHÚ