THỦ TỤC TĂNG GIẢM VỐN ĐIỀU LỆ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT

Trong quá trình hoạt động, tùy thuộc vào tình hình thực tế kinh doanh mà doanh nghiệp có quyền tăng hoặc giảm vốn điều lệ đã đăng ký ban đầu.

  1. TĂNG VỐN ĐIỀU LỆ
  2. Tăng vốn điều lệ Công ty TNHH một thành viên

Công ty TNHH một thành viên có thể tăng vốn điều lệ thông qua việc :

  • Chủ sở hữu công ty góp thêm vốn vào công ty
  • Huy động thêm vốn góp của người khác. Trong trường hợp tăng vốn điều lệ bằng cách này, công ty TNHH một thành viên phải được tổ chức, quản lý theo loại hình công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần.

 Chủ sở hữu công ty quyết định hình thức tăng và mức tăng vốn điều lệ. Trong trường hợp tăng vốn điều lệ bằng cách huy động thêm phần vốn góp của người khác, công ty TNHH một thành viên phải được tổ chức, quản lý theo loại hình công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần ( Điều 87 Luật Doanh nghiệp 2020)

  1. Tăng vốn điều lệ công ty TNHH hai thành viên trở lên

Công ty TNHH hai thành viên trở lên có thể tăng thêm vốn điều lệ trong trường hợp:

  • Tăng vốn góp của thành viên. Trường hợp tăng vốn góp của thành viên thì vốn góp thêm được chia cho các thành viên theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty.
  • Tiếp nhận thêm vốn góp của thành viên mới

(Điều 68 Luật doanh nghiệp 2020)

  1. Tăng vốn điều lệ công ty cổ phần

Công ty cổ phần có thể tăng vốn điều lệ thông qua việc chào bán cổ phần. Chào bán cổ phần có thể thực hiện thông qua các hình thức:

  • Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu;
  • Chào bán cổ phần riêng lẻ;
  • Chào bán cổ phần ra công chúng.

Với hình thức chào bán cổ phần ra công chúng được thực hiên theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

  1. GIẢM VỐN ĐIỀU LỆ
  2. Giảm vốn điều lệ công ty TNHH một thành viên

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên giảm vốn điều lệ trong trường hợp sau đây:

  • Hoàn trả một phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty;
  • Vốn điều lệ không được chủ sở hữu công ty thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 75 của Luật doanh nghiệp 2020.
  1. Giảm vốn điều lệ công ty TNHH hai thành viên trở lên

Công ty có thể giảm vốn điều lệ trong trường hợp sau đây:

  1. a) Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho thành viên;
  2. b) Công ty mua lại phần vốn góp của thành viên theo quy định tại Điều 51 của Luật doanh nghiệp 2020.
  3. c) Vốn điều lệ không được các thành viên thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 47 của Luật doanh nghiệp 2020.
  4. Giảm vốn điều lệ Công ty Cổ phần

Công ty có thể giảm vốn điều lệ trong trường hợp sau đây:

  • Theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho cổ đông;
  • Công ty mua lại cổ phần đã bán theo quy định tại Điều 132 và Điều 133 của Luật doanh nghiệp 2020.
  • Vốn điều lệ không được các cổ đông thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 113 của Luật doanh nghiệp 2020.
  • HỒ SƠ, TRÌNH TỰ THỦ TỤC TĂNG GIẢM VỐN ĐIỀU LỆ
  1. Hồ sơ tăng giảm vốn điều lệ công ty TNHH một thành viên

Công ty TNHH một thành viên khi có sự thay đổi vốn điều lệ, công ty phải gửi 01 bộ hồ sơ thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đến cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính. Hồ sơ bao gồm:

  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp theo mẫu quy định;
  • Quyết định của chủ sở hữu về việc thay đổi vốn điều lệ;
  • Văn bản ủy quyền cho người nộp hồ sơ và nhận kết quả, trong trường hợp người đại diện; theo pháp luật không trực tiếp nộp hồ sơ;
  • Bản sao chứng thực cá nhân của người được ủy quyền.

Doanh nghiệp gửi 01 bộ hồ sơ đến cơ quan đăng ký kinh doanh. Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ ra thông báo sửa đổi, bổ sung. Trường hợp hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

  1. Hồ sơ tăng giảm vốn điều lệ công ty TNHH hai thành viên trở lên

Hồ sơ tăng vốn:

  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;
  • Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên về việc thay đổi vốn điều lệ.
  • Văn bản của Cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đối với trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định của Luật Đầu tư.
  • Văn bản ủy quyền cho người nộp hồ sơ và nhận kết quả, trong trường hợp người đại diện; theo pháp luật không trực tiếp nộp hồ sơ;
  • Bản sao chứng thực cá nhân của người được ủy quyền.

Hồ sơ giảm vốn:

Trường hợp công ty TNHH hai thành viên giảm vốn điều lệ sẽ dẫn đến trường hợp: giữ nguyên loại hình doanh nghiệp ( vẫn là công ty TNHH hai thành viên) hoặc thay đổi loại hình doanh nghiệp ( chuyển sang công ty TNHH một thành viên)

Trường hợp giữ nguyên loại hình doanh nghiệp, thành phần hồ sơ giảm vốn bao gồm:

  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp theo mẫu quy định;
  • Quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên về việc thay đổi vốn điều lệ;
  • Báo cáo tài chính gần nhất với thời điểm quyết định giảm vốn điều lệ trong trường hợp giảm vốn điều lệ theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều 68 Luật Doanh nghiệp 2020.
  • Danh sách thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên;
  • Văn bản ủy quyền cho người nộp hồ sơ và nhận kết quả, trong trường hợp người đại diện; theo pháp luật không trực tiếp nộp hồ sơ.
  • Bản sao chứng thực cá nhân của người được ủy quyền.

Trường hợp giảm vốn điều lệ dẫn tới thay đổi loại hình doanh nghiệp:

Nếu việc giảm vốn điều lệ dẫn tới công ty chỉ còn 01 thành viên, thì công ty phải đồng thời thực hiện chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Thành phần hồ sơ bao gồm:

  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp theo mẫu quy định;
  • Quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên về việc thay đổi vốn điều lệ;
  • Báo cáo tài chính gần nhất với thời điểm quyết định giảm vốn điều lệ trong trường hợp giảm vốn điều lệ theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều 68 Luật Doanh nghiệp 2020.
  • Danh sách thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên;
  • Văn bản ủy quyền cho người nộp hồ sơ và nhận kết quả, trong trường hợp người đại diện; theo pháp luật không trực tiếp nộp hồ sơ.
  • Bản sao chứng thực cá nhân của người được ủy quyền.
  • Điều lệ công ty sau thay đổi
  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp công ty TNHH một thành viên

Doanh nghiệp gửi 01 bộ hồ sơ đến cơ quan đăng ký kinh doanh. Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ ra thông báo sửa đổi, bổ sung. Trường hợp hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

  1. Hồ sơ tăng, giảm vốn điều lệ công ty cổ phần

Hồ sơ tăng vốn

Thành phần hồ sơ bao gồm:

  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;
  • Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc thay đổi vốn điều lệ;
  • Văn bản của Cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đối với trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định của Luật Đầu tư.
  • Văn bản ủy quyền cho người nộp hồ sơ và nhận kết quả, trong trường hợp người đại diện; theo pháp luật không trực tiếp nộp hồ sơ.
  • Bản sao chứng thực cá nhân của người được ủy quyền.

Hồ sơ giảm vốn

 

 

Thành phần hồ sơ bao gồm:

  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp theo mâu;
  • Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc thay đổi vốn điều lệ.
  • Danh sách cổ đông;
  • Văn bản ủy quyền cho người nộp hồ sơ và nhận kết quả, trong trường hợp người đại diện; theo pháp luật không trực tiếp nộp hồ sơ.
  • Bản sao chứng thực cá nhân của người được ủy quyền.
  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp công ty TNHH một thành viên

Doanh nghiệp gửi 01 bộ hồ sơ đến cơ quan đăng ký kinh doanh. Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ ra thông báo sửa đổi, bổ sung. Trường hợp hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

Bài viết cùng chuyên mục

Tham khảo thêm

Thủ tục khiếu nại tố cáo

Thủ tục khiếu nại tố cáo theo quy định của pháp luật Việt Nam bao gồm các bước sau: Giải quyết khiếu nại lần đầu:

Làm gì khi bị ép cung

Ép cung là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bị ép cung. Khi bị

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on pinterest
Pinterest
Share on tumblr
Tumblr

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY LUẬT VIỆT PHÚ