Tư vấn về thủ tục thành lập văn phòng luật sư. Hiện nay khi thành lập văn phòng luật sư, công ty luật, luật sư không còn phải chờ điều kiện 2 năm như trước đây theo nội dung của Quyết định 1319/QĐ-BTP 2018 Phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa các điều kiện kinh doanh trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp.
1. Căn cứ pháp lý:
Luật luật sư năm 2006
Luật luật sư sửa đổi năm 2012
Quyết định 1319/QĐ-BTP 2018 cắt giảm điều kiện kinh doanh
2. Nội dung phân tích:
Điều 4 Luật luật sư quy định:
“Điều 4. Dịch vụ pháp lý của luật sư
Dịch vụ pháp lý của luật sư bao gồm tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng và các dịch vụ pháp lý khác.”
Như vậy, để được tư vấn pháp luật trước hết bạn phải là một luật sư. Điều kiện để trở thành luật sư được quy định tại Điều 10, 11 Luật luật sư 2006 như sau:
“Điều 10. Tiêu chuẩn luật sư
Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư.
Điều 11. Điều kiện hành nghề luật sư
Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 10 của Luật này muốn được hành nghề luật sư phải có Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn luật sư.”
Vậy, để trở thành luật sư bạn phải là công dân Việt Nam, có phẩm chất đạo đực tốt, có bằng cử nhân luật, có chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập vào một Đoàn luật sư được cấp thẻ luật sư.
Để được thành lập văn phòng luật sư thì bạn phải tuân thủ các điều kiện sau:
Căn cứ Khoản 3 Điều 32 Luật luật sư sửa đổi 2012 quy định:
“…3. Điều kiện thành lập tổ chức hành nghề luật sư:
a) Luật sư thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư phải có ít nhất hai năm hành nghề liên tục làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức theo quy định của Luật này;
b) Tổ chức hành nghề luật sư phải có trụ sở làm việc…”.
Kết luận, để thành lập văn phòng tư vấn luật bạn cần có điều kiện là: Thứ 1, bạn phải là luật sư hành nghề liên tục ít nhất là 2 năm làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức. Thứ 2, bạn phải có giấy tờ chứng mình về trụ sở của văn phòng luật sư.
Thủ tục để thành lập văn phòng luật sư:
“Điều 35. Đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư
1. Tổ chức hành nghề luật sư đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có Đoàn luật sư mà Trưởng văn phòng luật sư hoặc Giám đốc công ty luật là thành viên. Công ty luật do luật sư ở các Đoàn luật sư khác nhau cùng tham gia thành lập thì đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có trụ sở của công ty.
2. Tổ chức hành nghề luật sư phải có hồ sơ đăng ký hoạt động gửi Sở Tư pháp.
Hồ sơ đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư gồm có:
a) Giấy đề nghị đăng ký hoạt động theo mẫu thống nhất;
b) Dự thảo Điều lệ của công ty luật;
c) Bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư, bản sao Thẻ luật sư của luật sư thành lập văn phòng luật sư, thành lập hoặc tham gia thành lập công ty luật;
d) Giấy tờ chứng minh về trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư.
3. Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho tổ chức hành nghề luật sư; trong trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do, người bị từ chối cấp Giấy đăng ký hoạt động có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.
4. Tổ chức hành nghề luật sư được hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động.”
Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, Trưởng văn phòng luật sư hoặc Giám đốc công ty luật phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao Giấy đăng ký hoạt động cho Đoàn luật sư mà mình là thành viên. V
Từ khóa: Thủ tục thành lập công ty luật,Thông báo thành lập công ty Luật,Luật luật sư,Mẫu điều lệ công ty Luật TNHH một thành viên,Hợp tác mở công ty luật,Luật luật sư 2012,Phiếu yêu cầu đặt tên công ty luật,Quy định về công ty luật