Với nhu cầu sử dụng nguồn lao động có tay nghề ngày càng cào dẫn tới việc thành lập các trung tâm đào tạo nghề là tất yếu. Tuy nhiên để trung tâm đào tạo nghề đi vào hoạt động thì các cơ sở cần phải làm thủ tục xin giấy phép đào tạo nghề mới có thể hoạt động theo đúng pháp luật. Hiểu được những khó khăn trong quá trình làm thủ tục xin giấy phép đào tạo nghề, Luật Việt Phú là địa chỉ tin cậy sẵn sàng tư vấn cho hỗ trợ cho các doanh nghiệp xin giấy phép một cách nhanh nhất có thể. Để hiểu biết về thủ tục xin giấy phép đào tạo nghề quý khách hàng có thể tham khảo một số thông tin trong bài viết dưới đây.

1.Đối tượng cần phải làm thủ tục xin giấy phép đào tạo nghề

Trường Trung cấp nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp có dạy nghề: Đăng ký dạy nghề trình độ trung cấp, trình độ sơ cấp và dạy nghề thường xuyên với chương trình không chính quy.
Trung tâm dạy nghề; doanh nghiệp, các cơ sở giáo dục khác, đơn vị sự nghiệp, tổ chức xã hội, những tổ chức nghề nghiệp có dạy nghề: Đăng ký dạy nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề thường xuyên với chương trình không chính quy.
Lưu ý: Các đối tượng nêu trong mục 1 và 2 trên đây bao gồm các đơn vị công lập, tư thục và có vốn đầu tư nước ngoài. và các Trường Cao đẳng nghề; Đại học, Cao đẳng có dạy nghề đăng ký tại Tổng cục Dạy nghề (cho các trình độ đào tạo)

2. Để xin giấy phép đào tạo nghề thì các đơn vị, tổ chức cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

Đơn đề nghị thành lập trung tâm dạy nghề tư thục;
7 quyển Đề án thành lập trung tâm dạy nghề, trong đó có xác định rõ sự cần thiết thành lập trung tâm, mục tiêu đào tạo nghề, tổ chức bộ máy và những điều kiện đảm bảo cho hoạt động của trung tâm, các kế hoạch và tiến độ thực hiện đề án, hiệu quả kinh tế – xã hội.
Chương trình dạy nghề cho các nghề được tổ chức đào tạo;
Dự kiến số lượng cán bộ giáo viên đảm bảo phù hợp với quy mô, trình độ cho mỗi nghề đào tạo của trung tâm;
Sơ yếu lý lịch của người dự kiến làm giám đốc;
Dự thảo về Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm.
Văn bản xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà hay văn bản thỏa thuận của cơ quan có thẩm quyền về quyền sử dụng đất lâu dài để xây dựng trung tâm hay hợp đồng thuê nhà xưởng đất đai (tối thiểu 5 năm).
Văn bản xác nhận của ngân hàng (nơi tổ chức đề nghị thành lập trung tâm dạy nghề mở tài khoản) về số dư tiền gửi của tổ chức đề nghị thành lập trung tâm và cam kết chỉ sử dụng để đầu tư xây dựng trung tâm và chi phí cho những hoạt động thường xuyên của trung tâm sau khi được thành lập.
Văn bản cam kết của giám đốc trung tâm về việc đảm bảo cơ sở vật chất cho hoạt động của trung tâm dạy nghề có xác nhận của Hội đồng thẩm định đối với những trung tâm dạy nghề trực thuộc các doanh nghiệp đang hoạt động cùng ngành nghề đăng ký đào tạo.

3. Cơ sở pháp lý

Quyết định ban hành Quy định về thủ tục thành lập và đăng ký hoạt động dạy nghề đối với trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, Quyết định số 06/2006/QĐ-BLĐTBXH ngày 02/8/2006 sửa đổi, bổ sung một số điều trong Quy định về thủ tục thành lập và đăng ký hoạt động dạy nghề đối với các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề ban hành kèm theo Quyết định số 05/2006/QĐ-BLĐTBXH ngày 10/7/2006 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Quyết định số 17/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 29/5/2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Quy định về điều kiện, thủ tục, thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập trung tâm dạy nghề.

Trên đây là một số thông tin sở bộ về thủ tục xin giấy phép đào tạo nghề mà Oceanlaw cung cấp tới cho quý khách hàng, để rút ngắn thòi gian và tiết kiệm chi phí khi làm thủ tục xin giấy phép thành lập trung tâm dạy nghề thì quý khách hàng có thể liên hệ tới Luật Việt Phú để được hỗ trợ tốt nhất. – dịch vụ xin giấy phép đào tạo nghề

Bài viết cùng chuyên mục

Tham khảo thêm

Luật sư giỏi tại Hà Nội

Luật sư giỏi nhất Hà Nội ở đâu ? Thật khó mà biết được đúng không nào ? Tuy nhiên không gì là không thể ?

Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
Tumblr

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY LUẬT VIỆT PHÚ