Ngày 1/ 10/2011, bà hương- giám đốc công ty CPTM M (ngành nghề kinh doanh là sản xuất hàng điện tử điện lạnh) gọi điện cho giám đốc công ty TNHH Hà Nội – Chợ Lớn (siêu thị HC) về việc bán 50.000 chiếc điều hòa với giá 3tr/chiếc giao hàng vào ngày 7/10/2011. Ngoài những nội dung chi tiết khác, khi thương thảo qua điện thoại, 2 bên đã thỏa thuận: “Mọi tranh chấp phát sinh hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết tại Trung Tâm Trọng Tài Quốc Tế Việt Nam (VIAC).

Ngày 5/10/2011, do giá điều hòa trên thị trường tăng cao, bà Hương gửi công văn thông báo cho siêu thị HC về việc công ty M sẽ ko thực hiện hợp đồng trên, với lý do hợp đồng này vô hiệu hoàn toàn (do hợp đồng ko phải bằng hình thức văn bản). Siêu thị HC yêu cầu công ty M phải thực hiện hợp đồng theo đúng thỏa thuận nhưng công ty M ko thực hiện. Sau khi thương lượng ko thành, siêu thị HC đã làm đơn khởi kiện công ty M tại Trung Tâm Trọng Tài Quốc Tế Việt Nam yêu cầu công ty M phải: (1) tiếp tục thực hiện hợp đồng, (2) bồi thường thiệt hại cho siêu thị HC 2 tỷ đồng (tiền lãi mà siêu thị HC dự tính có được từ việc kinh doanh số điều hòa trên cơ sở so sánh giá mua và giá bán trên thị trường vào thời điểm nhận hàng), (3) yêu cầu công ty M nộp phạt 8% giá trị hợp đồng.

Anh chị hãy cho biết, vụ kiện trên thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan nào? Nêu quan điểm của anh chị về hướng giải quyết vụ việc này?

Chào bạn !

Trước hết bạn nên nêu quan điểm của mình trước để mọi người cùng thảo luận. Mình xin góp ý một số ý kiến như sau:

Thoả thuận trọng tài là thoả thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng Trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh.

Những trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu được qui định tại Điều 18, Luật TTTM 2010, cụ thể:

Điều 18. Thoả thuận trọng tài vô hiệu viết:

1. Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của Trọng tài quy định tại Điều 2 của Luật này.

2. Người xác lập thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

3. Người xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự.

4. Hình thức của thoả thuận trọng tài không phù hợp với quy định tại Điều 16 của Luật này. (Điều 16, Luật TTTM qui định, Thoả thuận trọng tài phải được xác lập dưới dạng văn bản. Các hình thức khác như, thoả thuận được xác lập qua trao đổi giữa các bên bằng telegram, fax, telex, thư điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật; Thỏa thuận được xác lập thông qua trao đổi thông tin bằng văn bản giữa các bên; Thỏa thuận được luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có thẩm quyền ghi chép lại bằng văn bản theo yêu cầu của các bên; Trong giao dịch các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có thể hiện thỏa thuận trọng tài như hợp đồng, chứng từ, điều lệ công ty và những tài liệu tương tự khác;….. cũng được xem là văn bản)

5. Một trong các bên bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép trong quá trình xác lập thoả thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài đó là vô hiệu.

6. Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật

Như vậy, rõ ràng thảo thuận giải quyết bằng trọng tài trong trường hợp này là vô hiệu. Do đó, Khi thỏa thuận trọng tài bị vô hiệu thì Trọng tài từ chối thụ lý yêu cầu giải quyết của các bên, tranh chấp sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Từ đó, bạn xác định xem giao kết bằng lời nói (thông qua điện thoại) có được xem là một trong những hình thức giao kết hợp đồng không (Điều 25. LTM). Sau đó xác định quyền và nghĩa vụ mỗi bên để đưa ra quyết định về bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm (Đọc kỹ từ Điều 300 đến Điều 307 LTM).

Bạn lưu ý: Chế tài phạt vi phạm giữa Bộ luật Dân sự 2005 và Luật Thương mại 2005 có sự khác biệt nhau về mức phạt vi phạm. Mức phạt theo Luật Thương mại 2005 các bên thoả thuận nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm. Trong khi Bộ luật Dân sự 2005 lại không đưa ra mức tối đa cho mức phạt vi phạm này.

Điều 24, Luật Thương mại quy định:

Hình thức hợp đồng mua bán hàng hoá

1. Hợp đồng mua bán hàng hoá được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.

2. Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hoá mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.

Theo đó, hình thức hợp đồng do các bên tự thỏa thuận trừ trường hợp bắt buộc phải lập thành văn bản, ví dụ như các trường hợp phải đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền: mua bán xe ô tô, nhà đất…

Như vậy, Hợp đồng trên đã đảm bảo cấu thành!

– Có sự đề nghị giao kết hợp đồng;

– Có sự đồng ý, chấp nhận của hai bên.

Tiếp theo đó, nếu Toà án xử thụ lý vụ việc này, sẽ yêu cầu bên Công ty A phải tiếp tục cung cấp hợp đồng trên như theo thoả thuận ban đầu. (Nếu cấp đúng trong thời gian như thoả thuận, thì việc xử lý phạt 8% như điều 301 – Luật thương mại sẽ vô hiệu).

Với lập luận của Công ty A là Hợp đồng vô hiệu, cần lập bằng văn bản là không đủ chứng cứ và trái với Điều 24 – Luật thương mại. là do 2 bên tự thoả thuận, đối với mặt hàng hoá phổ thông, không cần đăng ký với nhà nước như xe ô tô, nhà đất…

Thân !

Bài viết cùng chuyên mục

Tham khảo thêm

Thủ tục khiếu nại tố cáo

Thủ tục khiếu nại tố cáo theo quy định của pháp luật Việt Nam bao gồm các bước sau: Giải quyết khiếu nại lần đầu:

Làm gì khi bị ép cung

Ép cung là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bị ép cung. Khi bị

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on pinterest
Pinterest
Share on tumblr
Tumblr

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY LUẬT VIỆT PHÚ