Tôi mua nhà từ tiền cha mẹ cho và vay mượn, chấp nhận nuôi hai con nhưng chồng đòi chia nhà được không?

* Bạn đọc N.T.N. hỏi:

Tôi và chồng kết hôn được 9 năm, cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc nên chúng tôi định ly hôn. Trong thời gian chung sống, chúng tôi mua được 1 căn nhà. Tuy nhiên, căn nhà này hoàn toàn do tôi tạo lập. Một phần do cha mẹ tôi cho, một phần vay mượn bạn bè, vay ngân hàng dựa trên lương của tôi.

Tôi chấp nhận ly hôn, nhận nuôi 2 con nhỏ mà không cần chồng chu cấp nhưng chồng tôi vẫn đòi chia nhà, tôi phải làm sao?

– Luật sư tư vấn hôn nhân:

Theo quy định tại điều 33 Luật hôn nhân và gia đình, tiền lương của bạn làm ra trong thời kỳ hôn nhân vẫn được xem là tài sản chung. Bạn mượn tiền của bạn bè và dùng tiền lương để trả, khoản tiền mượn sau khi được trả hết được xem là tiền tích lũy và nó là tài sản chung.

Đối với số tiền bạn được cha mẹ cho để mua nhà, nếu có đủ chứng cứ chứng minh thì nó được xem là tài sản riêng của bạn theo quy định tại điều 43 của luật.

Như vậy, về nguyên tắc, bạn không đồng ý sáp nhập tiền cha mẹ bạn cho riêng để mua nhà vào tài sản chung, khi phân chia tài sản, sẽ lấy tổng giá trị căn nhà trừ đi số tiền bạn được cha mẹ cho riêng, sau đó chia đôi giá trị phần còn lại cho hai vợ chồng.

Số tiền bạn mượn của bạn để mua nhà nhưng chưa được trả hết được xem là nợ chung. Lúc đó sẽ giải quyết theo hướng sau khi trừ đi tiền được cho riêng, trừ đi nợ thì phần còn lại chia đôi cho vợ chồng (khoản nợ chung có thể hai bên sẽ thỏa thuận tự trả hoặc một bên gánh nợ, người gánh nợ sẽ được chia phần giá trị tài sản nhiều hơn để đảm bảo việc trả hết nợ trước khi chia).

Vì đây là căn nhà duy nhất để bạn và các con có thể sống sau khi ly hôn nên bạn được quyền yêu cầu tòa án cho giữ lại căn nhà, bạn có nghĩa vụ thối lại tiền cho chồng.

Bài viết cùng chuyên mục

Tham khảo thêm

Thủ tục khiếu nại tố cáo

Thủ tục khiếu nại tố cáo theo quy định của pháp luật Việt Nam bao gồm các bước sau: Giải quyết khiếu nại lần đầu:

Làm gì khi bị ép cung

Ép cung là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bị ép cung. Khi bị

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on pinterest
Pinterest
Share on tumblr
Tumblr

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY LUẬT VIỆT PHÚ