Mỹ phẩm là một trong những nhu cầu làm đẹp không thể thiếu của Phái đẹp từ trước đến nay. Nắm bắt được nhu cầu thị trường mang lại, nhiều nhà đầu tư muốn thành lập doanh nghiệp kinh doanh mỹ phẩm.

Tư vấn thủ tục thành lập công ty kinh doanh mỹ phẩm

Luật Việt Phú sẽ tư vấn hướng dẫn quý khách hàng xin giấy phép đăng ký kinh doanh nhanh nhất. Quy trình thành lập công ty gồm 04 bước:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty kinh doanh Mỹ Phẩm

Hồ sơ bao gồm:

– Giấy đề nghị thành lập công ty;
– Danh sách thành viên nếu là công ty TNHH, Cổ đông đối với Công ty cổ phần;
– Bản sao hợp lệ những giấy tờ sau : Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước, hộ chiếu của các thành viên tham gia;
– Điều lệ công ty;
– Giấy ủy quyền cho cá nhân, tổ chức đi nộp hồ sơ.

Thời gian nhận kết quả khi hồ sơ hợp lệ là từ 3 đến 5 ngày làm việc.

Bước 2: Sau khi có kết quả Luật Việt Phú  sẽ hỗ trợ khách hàng khắc dấu và thông báo mẫu dấu

Doanh nghiệp có quyền tự quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Sau khi nhận thông báo mẫu dấu, Phòng đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận cho doanh nghiệp và đăng tải lên cổng thông tin quốc gia.

Bước 3: Thông báo công khai thông tin doanh nghiệp lên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Bước 4: Làm thủ tục thuế

– Doanh nghiệp thực hiện treo biển tại trụ sở công ty;
– Mở tài khoản ngân hàng và thông báo tài khoản với cơ quan nhà nước;
– Đăng ký chữ ký số;
– Kê khai và nộp thuế môn bài;
– Phát hành hóa đơn.

Trên đây là sự tư vấn của Luật Việt Phú, khách hàng có nhu cầu thành lập doanh nghiệp trọn gói vui lòng liên hệ theo

Địa chỉ:  P216 tòa N3B, Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Hà Nội
Tel: 024. 6261.2299 ; Fax: 0243.555.3981
Hotline: 0936.129.229 / 0983.556.316
Email: luatvietphu@gmail.com

Dịch vụ tư vấn công bố lưu hành mỹ phẩm

Theo quy định của pháp luật thì các tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm mỹ phẩm ra thị trường có trách nhiệm công bố sản phẩm mỹ phẩm tại Cục Quản lý dược Việt Nam trước khi đưa sản phẩm ra lưu hành trên thị trường. Tổ chức, cá nhân này chỉ được phép đưa sản phẩm ra thị trường sau khi đã công bố và có số tiếp nhận bản công bố mỹ phẩm của Cục Quản lý dược Việt Nam và chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính an toàn, hiệu quả của sản phẩm mỹ phẩm đưa ra thị trường và phải tuân thủ theo quy định.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, những loại sản phẩm mỹ phẩm phải công bố lưu hành sản phẩm mỹ phẩm:

– Kem, nhũ tương, sữa, gel hoặc dầu dùng trên da (tay, mặt, chân, ….);

– Mặt nạ (chỉ trừ sản phẩm làm bong da nguồn gốc hoá học);

– Các chất phủ màu (lỏng, nhão, bột);

– Các phấn trang điểm, phấn dùng sau khi tắm, bột vệ sinh, ….;

– Xà phòng tắm , xà phòng khử mùi…;

– Nước hoa, nước thơm dùng vệ sinh,…;

– Các sản phẩm để tắm hoặc gội (muối, xà phòng, dầu, gel,….)

– Sản phẩm tẩy long;

– Chất khử mùi và chống mùi;

– Các sản phẩm chăm sóc tóc: (Nhuộm và tẩy tóc, thuốc uốn tóc, duỗi tóc, giữ nếp tóc, các sản phẩm định dạng tóc, các sản phẩm làm sạch (sữa, bột, dầu gội), Sản phẩm cung cấp chất dinh dưỡng cho tóc (sữa, kem, dầu), các sản phẩm tạo kiểu tóc (sữa, keo xịt tóc, sáp).

– Sản phẩm dùng cạo râu (kem, xà phòng, sữa,….);

– Các sản phẩm trang điểm và tẩy trang dùng cho mặt và mắt;

– Các sản phẩm dùng cho môi;

– Các sản phẩm để chăm sóc răng và miệng;

– Các sản phẩm dùng để chăm sóc và tô điểm cho móng tay, móng chân.

– Các sản phẩm dùng để vệ sinh bên ngoài;

– Các sản phẩm chống nắng;

– Sản phẩm làm sạm da mà không cần tắm nắng;

– Sản phẩm làm trắng da;

– Sản phẩm chống nhăn da;

– Sản phẩm khác;

Điều kiện đối với doanh nghiệp thực hiện công bố lưu hành sản phẩm mỹ phẩm:

Tổ chức, cá nhân đứng tên trên hồ sơ công bố mỹ phẩm phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có chức năng kinh doanh mỹ phẩm.

Yêu cầu về hồ sơ Công bố lưu hành sản phẩm mỹ phẩm:

– 01 Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư và kèm theo đĩa mềm các dữ liệu công bố.

– Ngôn ngữ trình bày trong bản công bố phải bằng tiếng Việt và/hoặc Tiếng Anh.

– Mỗi sản phẩm mỹ phẩm nộp 03 bản công bố.

– Các trường hợp sau đây, các sản phẩm mỹ phẩm được phép công bố trong cùng một bản công bố:

+ Các sản phẩm được đóng dưới tên chung và được bán dưới dạng một bộ sản phẩm,

+ Các sản phẩm có công thức tương tự nhau nhưng có màu sắc hoặc mùi khác nhau

+ Các sản phẩm khác nhau nhưng được đóng gói chung trong cùng một bao gói như một đơn vị đóng gói

+ Các dạng khác sẽ được Cục Quản lý dược Việt Nam quyết định dựa vào quyết định của ủy ban mỹ phẩm ASEAN.

– Khi có thay đổi các nội dung đã công bố tổ chức, cá nhân phải công bố lại với Cục Quản lý dược Việt Nam.

Hiệu lực của Số tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng mỹ phẩm

Số tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng mỹ phẩm có giá trị 03 năm. Các tổ chức, cá nhân phải tiến hành công bố lại ít nhất 01 tháng trước khi số tiếp nhận hồ sơ công bố hết hạn.

Ghi nhãn mỹ phẩm

Căn cứ Thông tư 06/2011/TT-BYT thông tư quy định về quản lý mỹ phẩm

– Vị trí nhãn mỹ phẩm
1. Nhãn mỹ phẩm phải được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa ở vị trí khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ các nội dung quy định của nhãn mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hóa.
2. Trường hợp không được hoặc không thể mở bao bì ngoài thì trên bao bì ngoài phải có nhãn và nhãn phải trình bày đầy đủ các nội dung bắt buộc.
– Kích thước, hình thức và nội dung của nhãn
1. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm mỹ phẩm ra thị trường tự xác định kích thước của nhãn hàng hoá mỹ phẩm nhưng phải bảo đảm thông tin ghi trên nhãn phải dễ đọc bằng mắt thường. Nội dung của nhãn và nhãn phụ (nếu có) phải trung thực, rõ ràng, chính xác và phản ánh đúng tính năng của sản phẩm.
2. Màu sắc của chữ, chữ số, hình vẽ, hình ảnh, dấu hiệu, ký hiệu trình bày trên nhãn mỹ phẩm phải rõ ràng. Màu sắc của chữ và số phải tương phản với nền của nhãn.
– Nội dung bắt buộc phải ghi trên nhãn
1. Nhãn sản phẩm mỹ phẩm phải phù hợp với yêu cầu ghi nhãn mỹ phẩm của ASEAN. Những thông tin sau phải được thể hiện trên nhãn sản phẩm:
a) Tên của sản phẩm và chức năng của nó, trừ khi dạng trình bày sản phẩm đã thể hiện rõ ràng chức năng của sản phẩm;
b) Hướng dẫn sử dụng, trừ khi dạng trình bày đã thể hiện rõ ràng cách sử dụng của sản phẩm;
c) Thành phần công thức đầy đủ: Phải ghi rõ các thành phần theo danh pháp quốc tế quy định trong các ấn phẩm mới nhất nêu tại điểm c khoản 1 Điều 5 của Thông tư này (không phải ghi tỷ lệ phần trăm của các thành phần);
d) Tên nước sản xuất;
đ) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường (ghi đầy đủ bằng tiếng Việt theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư);
e) Định lượng thể hiện bằng khối lượng tịnh hoặc thể tích, theo hệ mét hoặc cả hệ mét và hệ đo lường Anh;
g) Số lô sản xuất;
h) Ngày sản xuất hoặc hạn dùng phải được thể hiện một cách rõ ràng (ví dụ: ngày/tháng/năm). Cách ghi ngày phải thể hiện rõ ràng gồm tháng, năm hoặc ngày, tháng, năm theo đúng thứ tự. Có thể dùng từ “ngày hết hạn” hoặc “sử dụng tốt nhất trước ngày”, nếu cần thiết có thể bổ sung thêm điều kiện chỉ định cần tuân thủ để đảm bảo sự ổn định của sản phẩm.
Với những sản phẩm có độ ổn định dưới 30 tháng, bắt buộc phải ghi ngày hết hạn;
i) Lưu ý về an toàn khi sử dụng, đặc biệt theo những lưu ý nằm trong cột “Điều kiện sử dụng và những cảnh báo bắt buộc phải in trên nhãn sản phẩm” được đề cập trong các phụ lục của Hiệp định mỹ phẩm ASEAN, những thận trọng này bắt buộc phải thể hiện trên nhãn sản phẩm.
2. Trong trường hợp kích thước, dạng hoặc chất liệu bao gói không thể in được đầy đủ các thông tin quy định tại khoản 1 Điều này trên nhãn gốc, những nội dung bắt buộc này phải được ghi trên nhãn phụ đính kèm theo sản phẩm mỹ phẩm và trên nhãn mỹ phẩm phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó.
Các thông tin sau đây bắt buộc phải được ghi trên nhãn gốc của bao bì trực tiếp của sản phẩm:
a) Tên sản phẩm;
b) Số lô sản xuất.
– Ngôn ngữ trình bày trên nhãn mỹ phẩm
Những nội dung quy định tại Điều 18 của Thông tư này phải được trình bày bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt; riêng các thông tin tại điểm b, đ, i khoản 1 Điều 18 phải ghi bằng tiếng Việt.
– Các nội dung khác thể hiện trên nhãn mỹ phẩm
Tổ chức, cá nhân được phép ghi trên nhãn mỹ phẩm những nội dung khác. Những nội dung ghi thêm không được trái với quy định của pháp luật và phải đảm bảo trung thực, chính xác, phản ánh đúng bản chất của hàng hoá, không che khuất, không làm sai lệch những nội dung bắt buộc ghi trên nhãn mỹ phẩm

Dịch vụ của Công ty luật Việt Phú

Nhằm giúp Doanh nghiệp giảm thiểu được chi phí cũng như thời gian liên quan, Luật Việt Phú cung cấp tới Quý khách hàng dịch vụ pháp lý Công bố lưu hành sản phẩm mỹ phẩm cụ thể:

– Tư vấn các vấn đề pháp lý trước khi thực hiện thủ tục công bố lưu hành sản phẩm mỹ phẩm;

– Hỗ trợ doanh nghiệp chuẩn bị các hồ sơ có liên quan đến việc công bố lưu hành sản phẩm mỹ phẩm;

– Soạn thảo hồ sơ pháp lý liên quan;

– Đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các thủ tục công bố lưu hành sản phẩm mỹ phẩm tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./.

Bài viết cùng chuyên mục

Tham khảo thêm

Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
Tumblr

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY LUẬT VIỆT PHÚ