Khoản 5 Điều 75 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định: “Sau khi kiểm tra giấy tờ và thấy người đề nghị có đủ điều kiện làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự… thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị, Tòa án phải vào sổ đăng ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và xác nhận vào giấy yêu cầu người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Trường hợp từ chối đăng ký thì Tòa án phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người đề nghị“. Vậy, qua nghiên cứu hồ sơ thì Kiểm sát viên làm thế nào để biết vụ án có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự?

Câu trả lời của Luật sư chuyên hình sự – Công ty luật Dragon

Tài liệu, giấy tờ liên quan đến việc đăng ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (gồm: Các giấy tờ người đề nghị phải xuất trình theo khoản 4 Điều 75 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, giấy yêu cầu người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có xác nhận của Tòa án hoặc văn bản của Tòa án thông báo từ chối đăng ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải được Tòa án lưu giữ). Trường hợp tài liệu, giấy tờ này không có trong hồ sơ vụ án thì Kiểm sát viên vẫn có thể biết vụ án có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thông qua quyết định đưa vụ án ra xét xử (điểm i khoản 1 Điều 220 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định: Quyết định đưa vụ án ra xét xử phải ghi họ, tên người được triệu tập tham gia phiên tòa). Trường hợp Viện kiểm sát tham gia phiên tòa thì Tòa án gửi hồ sơ vụ án cùng quyết định đưa vụ án ra xét xử cho Viện kiểm sát cùng cấp (khoản 2 Điều 220 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015), nên Kiểm sát viên có thể biết vụ án có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thông qua quyết định đưa vụ án ra xét xử trước khi nghiên cứu hồ sơ.

Điều luật tham khảo Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015

Điều 220. Quyết định đưa vụ án ra xét xử

1. Quyết định đưa vụ án ra xét xử phải có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;

b) Tên Tòa án ra quyết định;

c) Vụ án được đưa ra xét xử;

d) Tên, địa chỉ của nguyên đơn, bị đơn hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện quy định tại Điều 187 của Bộ luật này, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

đ) Họ, tên Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án; họ, tên Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân dự khuyết (nếu có);

e) Họ, tên Kiểm sát viên tham gia phiên tòa; họ, tên Kiểm sát viên dự khuyết (nếu có);

g) Ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm mở phiên tòa;

h) Xét xử công khai hoặc xét xử kín;

i) Họ, tên người được triệu tập tham gia phiên tòa.

2. Quyết định đưa vụ án ra xét xử phải được gửi cho đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định.

Trường hợp Viện kiểm sát tham gia phiên tòa theo quy định tại khoản 2 Điều 21 của Bộ luật này thì Tòa án phải gửi hồ sơ vụ án cùng quyết định đưa vụ án ra xét xử cho Viện kiểm sát cùng cấp; trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Viện kiểm sát phải nghiên cứu và trả lại hồ sơ cho Tòa án.

Bài viết cùng chuyên mục

Tham khảo thêm

Thủ tục khiếu nại tố cáo

Thủ tục khiếu nại tố cáo theo quy định của pháp luật Việt Nam bao gồm các bước sau: Giải quyết khiếu nại lần đầu:

Làm gì khi bị ép cung

Ép cung là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bị ép cung. Khi bị

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on pinterest
Pinterest
Share on tumblr
Tumblr

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY LUẬT VIỆT PHÚ