Hợp đồng được thỏa thuận và xác lập bởi người đại diện hợp pháp của công ty có tính ràng buộc quyền và nghĩa vụ công ty. Trường hợp công ty có con dấu tuy nhiên trên hợp đồng lại không đóng dấu của công ty thì bản hợp đồng này có giá trị pháp lý không và có cần giáp lai không? Qua bài viết này Luật Việt Phú tư vấn cụ thể như sau:

1. Luật sư tư vấn về Luật Dân sự

Hợp đồng của doanh nghiệp yêu cần ký kết đúng thẩm quyền không phải bất kỳ giám đốc nào cũng có thể đại diện ký. Hiển nhiên giám đốc công ty chưa chắc đã là người đại diện theo pháp luật. Làm sao để xác nhận hợp đồng có giá trị pháp lý hay không? Để tìm hiểu quy định pháp luật về vấn đề này, bạn có thể tham khảo nội dung tư vấn dưới đây:

2. Tư vấn về hiệu lực của hợp đồng mua bán

Câu hỏi:

Em chào Luật sư, em có điều muốn hỏi. Gia đình em làm gia công mặt hàng thủ công mỹ nghệ cho cty TNHH K theo từng đơn hàng, có bản hợp đồng (hđ) cho mỗi đơn hàng nhưng bản HĐ có chữ ký của giám đốc mà không có mộc đỏ. Như vậy bản hđ đó có hợp lệ ko? Nếu công ty phá sản (bỏ trốn ra nước ngoài định cư) thì cty có thanh toán nợ lại cho gđ em không? Mong được Quý Luật Sư hồi đáp. Em cám ơn!

Trả lời:

Chào anh, cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn, đối với yêu cầu hỗ trợ của anh chúng tôi đã tư vấn như sau:

Khi công ty muốn giao dịch ký kết các loại hợp đồng thì sẽ người đại diện theo pháp luật đứng ra ký kết hoặc phải có giấy ủy quyền. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp được hiểu là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp đều có người đại diện theo pháp luật, đối với công ty TNHH thì có thể có 1 hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật để đáp ứng linh động nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp.

“Điều 54. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty

3. Công ty phải có ít nhất một người đại diện theo pháp luật là người giữ một trong các chức danh là Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịch Hội đồng thành viên là người đại diện theo pháp luật của công ty.”

Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 Luật doanh nghiệp năm 2020 thì đối với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn người đại diện theo pháp luật của công ty là Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Do đó, Giám đốc không đương nhiên là người đại diện pháp luật. Khi ký hợp đồng anh cần xem xét xác minh lại chữ ký của giám đốc ở đây có phải là người đại diện theo pháp luật của công ty hay không? Nếu không phải thì cần có giấy ủy quyền của người đại diện theo pháp luật.

Điều 43. Dấu của doanh nghiệp

3. Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.”

Như vậy, việc quản lý và lưu giữ dấu được thực hiện theo quy định tại Điều lệ công ty hoặc quy chế của doanh nghiệp. Đối với hợp đồng mua bán của công ty pháp luật không đề cập hợp đồng nào cần có đóng dấu của công ty. Do đó, trong hợp đồng có giá trị pháp lý mà không cần đóng dấu của công ty, miễn là nội dung và hình thức tuân thủ quy định pháp luật. Tuy nhiên, giả sử trường hợp trong hợp đồng có nhiều trang, trong khi người đại diện theo pháp luật chỉ ký ở trang cuối mà không có dấu giáp lai giữa các trang thì nội dung tại các trang hợp đồng không có chữ ký của người đại diện theo pháp luật sẽ dễ xảy ra tranh chấp.

Ngoài ra lưu ý các bên trong hợp đồng cần thận trọng hơn khi giao kết để đảm bảo hợp đồng mà mình ký kết với đối tác đã được ký bởi người có đủ thẩm quyền. Quan trọng nhất là xem xét mặt thẩm quyền người ký kết, có phải là người đại diện hợp pháp hay không. Doanh nghiệp sẽ không thể chỉ dựa vào “con dấu” mà cần phải kiểm tra xác nhận thông tin hợp pháp khác.

Đối với trường hợp của gia đình anh thì trước tiên anh phải xác nhận lại giám đốc đó có phải là người đại diện theo pháp luật của công ty TNHH K không? Nếu không cần phải yêu cầu ký kết lại chính xác người có thẩm quyền thích hợp hoặc bổ sung giấy ủy quyền thích hợp. Trường hợp giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty dù không có con dấu trên hợp đồng thì sẽ không bị ảnh hưởng đến giá trị pháp lý. Công ty phá sản thì vẫn phải dựa theo các điều khoản trong hợp đồng để chi trả cho gia đình anh.

Bài viết cùng chuyên mục

Tham khảo thêm

Thủ tục khiếu nại tố cáo

Thủ tục khiếu nại tố cáo theo quy định của pháp luật Việt Nam bao gồm các bước sau: Giải quyết khiếu nại lần đầu:

Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
Tumblr

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY LUẬT VIỆT PHÚ