Xây dựng hành lang pháp lý cho doanh nghiệp là vấn đề pháp lý quan trọng mà nhiều doanh nghiệp quan tâm. Bởi lẽ mọi doanh nghiệp từ khi XÂY DỰNG, thành lập đến hoạt động đều phải tuân theo thể chế, quy định đặc thù của pháp luật. Vậy những vấn đề PHÁP LÝ nào cần có trong doanh nghiệp? Vai trò của hành lang pháp lý doanh nghiệp như thế nào? Bài viết sau đây sẽ cụ thể nội dung đó.

Những vấn đề pháp lý cần có trong doanh nghiệp

Các vấn đề pháp lý trước khi thành lập doanh nghiệp

  • Lựa chọn loại hình doanh nghiệp (Doanh nghiệp tư nhân, Công ty cổ phần, Công ty TNHH, Công ty hợp danh…) và các quy định của pháp luật đối với từng loại hình doanh nghiệp.
  • Lựa chọn tên doanh nghiệp (tên tiếng việt, tên tiếng anh);
  • Địa điểm đặt trụ sở doanh nghiệp;
  • Xác định lĩnh vực, ngành nghề đầu tư, đăng ký kinh doanh (phù hợp với quy định của pháp luật về việc lựa chọn ngành nghề kinh doanh có điều kiện, ngành nghề yêu cầu chứng chỉ…);
  • Về đăng ký thành viên/cổ đông sáng lập phù hợp;
  • Vấn đề vốn điều lệ/vốn pháp định theo quy định của Luật doanh nghiệp và quy định của luật chuyên ngành (có một số ngành nghề yêu cầu các doanh nghiệp phải có một mức vốn cụ thể);
  • Đại diện theo pháp luật: Có thể là người góp vốn hoặc là cá nhân khác;
  • Về tỷ lệ, phương thức góp vốn và các vấn đề khác liên quan.

Đối với doanh nghiệp đã đi vào hoạt động kinh doanh, sản xuất

  • Các vấn đề liên quan đến nội bộ doanh nghiệp: Đại diện theo pháp luật/ Mô hình tổ chức và hoạt động, phương thức quản lý và điều hành, quyền và nghĩa vụ các cổ đông…;
  • Hợp đồng mua bán, hợp tác và những vấn pháp lý cần làm rõ;
  • Quy định về thuế, kế toán (kê khai, quyết toán thuế, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt…);
  • Các vấn đề lao động trong hoạt động của doanh nghiệp như: thành lập tổ chức công đoàn, lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp;
  • Vấn đề kiểm soát rủi ro;
  • Sang tên, mua bán công ty, cổ phần;
  • Tranh chấp về tài sản, vi phạm hợp đồng

Vai trò của hành lang pháp lý doanh nghiệp

Hành lang pháp lý là gì?

Hành lang pháp lý là tập hợp các quy định pháp luật hợp thành thể chế, chế định có tính chuyên ngành dành cho việc điều chỉnh một loại quan hệ xã hội cùng tính chất, liên hệ khăng khít với nhau, để phân biệt với các quan hệ xã hội thuộc loại khác, bảo đảm sự thống nhất cho sự vận hành của các quan hệ xã hội đó.

Vai trò của hành lang pháp lý doanh nghiệp

  • Bảo đảm an toàn pháp lý, vì nếu doanh nghiệp kinh doanh trái pháp luật thì lợi nhuận có được sẽ bị pháp luật tước bỏ;
  • Dẫn dắt doanh nghiệp phát triển bền vững;
  • Giúp doanh nghiệp nắm được những gì có liên quan đến doanh nghiệp và việc kinh doanh của mình;
  • Giảm thiểu tranh chấp xảy ra.

Luật sư tư vấn, hỗ trợ khách hàng xây dựng hành lang pháp lý doanh nghiệp

Luật sư tư vấn, hỗ trợ khách hàng các công việc sau:

  • Xác định số lượng người/tổ chức góp vốn thành lập doanh nghiệp, từ đó lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp cho khách hàng;
  • Từ lĩnh vực kinh doanh chính mà quý khách hàng hướng tới, Luật sư sẽ tư vấn cho khách hàng các ngành nghề kinh doanh phù hợp với quy định pháp luật;
  • Giúp khách hàng lựa chọn tên doanh nghiệp một cách cẩn thận tránh  việc tên khách hàng lựa chọn bị từ chối đăng ký;
  • Tư vấn khách hàng về mô hình hoạt động, tổ chức doanh nghiệp sao cho phù hợp;

Chi phí thuê luật sư

  • Phí cố định: Được tính toán dựa trên khối lượng công việc thực tế mà Luật sư phải thực hiện sau khi nghiên cứu xong hồ sơ vụ việc cụ thể.
  • Phí kết quả: Các bên có thể ký kết thêm hợp đồng hứa thưởng nhằm nâng cao hiệu suất giải quyết công việc. Nếu kết quả không như mong muốn thì khách hàng không phải thanh toán.
  • Các loại thuế, phí mà khách hàng phải nộp theo quy định của pháp luật không bao gồm trong những khoản chi phí trên đây.
  • Trong quá trình giải quyết công việc mà phát sinh những vấn đề không thể lường trước thì có thể thỏa thuận lại bằng phụ lục hợp đồng hoặc giao kết hợp đồng dịch vụ pháp lý mới.

Cam kết chất lượng

Với đội ngũ Luật sư có trình độ chuyên môn cao, dày dạn kinh nghiệm, kỹ năng vững vàng trong lĩnh vực tư vấn luật doanh nghiệp, chúng tôi cam kết sẽ bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích chính đáng của khách hàng theo quy định của pháp luật. Cam kết mang đến sự hài lòng tốt nhất cho quý khách hàng.

Bài viết cùng chuyên mục

Tham khảo thêm

Thủ tục khiếu nại tố cáo

Thủ tục khiếu nại tố cáo theo quy định của pháp luật Việt Nam bao gồm các bước sau: Giải quyết khiếu nại lần đầu:

Làm gì khi bị ép cung

Ép cung là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bị ép cung. Khi bị

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on pinterest
Pinterest
Share on tumblr
Tumblr

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY LUẬT VIỆT PHÚ