Hiện nay, kinh doanh thuốc thú y trở thành một trong những ngành nghề mang lại lợi nhuận lớn cho các doanh nghiệp, thu hút đầu tư. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, buôn bán, nhập khẩu thuốc thú y phát triển mạnh, thị trường thuốc thú y hiện nay có khoảng hơn 7.000 loại thuốc sản xuất trong nước, chưa kể các loại thuốc nhập ngoại. Thuốc thú y có vai trò hỗ trợ nên chăn nuôi phát triển nhưng cũng đem lại những hệ lụy nhất định. Việc cho phép lưu hành, sử dụng các loại thuốc thú y không đạt tiêu chuẩn chất lượng trên thị trường không những làm ảnh hưởng tới kết quả phòng trị bệnh mà còn tác động đến an toàn vệ sinh thực phẩm, tạo tồn dư trong các sản phẩm chăn nuôi, gây nên tình trạng kháng kháng sinh cho con người. Chính vì vậy, việc kiểm soát của nhà nước đối với hoạt động kinh doanh thuốc thú y là vô cùng quan trọng, không những được điều chỉnh bởi pháp luật chuyên ngành (Pháp lệnh Thú y và nay là Luật Thú y 2015) và được thể chế hóa trong các văn bản quy phạm pháp luật khác như Luật Đầu tư, Luật Thương mại, Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa.v.v. Theo các văn bản này, việc kinh doanh thuốc thú y là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tổ chức, cá nhân chỉ được kinh doanh khi đáp ứng đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, máy móc thiết bị, con người. Ngoài ra, các sản phẩm thuốc thú y được phép sản xuất, buôn bán, nhập khẩu sau khi đã trải qua một quá trình khảo nghiệm để xác định tính hiệu quả, an toàn đối với con người, động vật được sử dụng thuốc, phải được cơ quan quản lý nhà nước kiểm duyệt, cấp Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành.

Căn cứ pháp lý về điều kiện Nhập khẩu thuốc thú y:

– Luật thú y 2015;

– Văn bản hợp nhất 15/VBHN-VPQH năm 2017 về hợp nhất Luật Thú y do Văn phòng Quốc hội ban hành;

– Nghị định 35/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật thú y;

– Thông tư 13/2016/TT-BNNPTNT quy định về quản lý thuốc thú y;

– Thông tư 18/2018/TT-BNNPTNT sửa đổi Thông tư 13/2016/TT-BNNPTNT quy định về quản lý thuốc thú y.

Quy định của pháp luật về điều kiện nhập khẩu thuốc thú y:

1. Điều kiện về chủ thể  để nhập khẩu thuốc thú y: Theo quy định của Điều 94 Luật Thú y, cơ sở nhập khẩu thuốc thú y phải đáp ứng các điều kiện như quy định về cơ sở buôn bán thuốc thú y. Như vậy, điều kiện về chủ thể của cơ sở nhập khẩu thuốc cũng là các tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh cá thể.

2. Điều kiện cơ sở vật chất để nhập khẩu thuốc thú y: Tổ chức, cá nhân kinh doanh nhập khẩu thuốc thú y phải đáp ứng các điều kiện sau:

+ Có kho chứa đựng nguyên liệu, phụ liệu, thuốc thành phẩm có diện tích phù hợp với quy mô sản xuất và bảo đảm các điều kiện như có kho riêng để bảo quản nguyên liệu, phụ liệu, thuốc thành phẩm; có kho riêng bên ngoài để bảo quản dung môi và nguyên liệu dễ cháy nổ; tránh được ngập lụt, thấm ẩm và sự xâm nhập của các loại côn trùng và động vật khác; nền sàn cao ráo, không ngấm hoặc ứ đọng nước; có hệ thống đèn chiếu sáng phù hợp; có hệ thống báo cháy, chữa cháy; thoát hiểm cho người theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy; có giá, kệ để nguyên liệu, phụ liệu, bao bì, thuốc thành phẩm; có thiết bị, phương tiện để bảo đảm điều kiện bảo quản;

+ Trang thiết bị phù hợp như quạt thông gió, hệ thống điều hòa không khí, nhiệt kế, ẩm kế để bảo đảm các điều kiện bảo quản;

+ Phải có hệ thống sổ sách, các quy trình thao tác chuẩn bảo đảm cho việc bảo quản, kiểm soát, theo dõi việc nhập khẩu thuốc thú y.

Đối với cơ sở nhập khẩu thuốc thú y là vắc – xin, chế phẩm sinh học phải có kho riêng bảo quản, có máy phát điện dự phòng, có trang thiết bị, phương tiện vận chuyển bảo đảm điều kiện bảo quản ghi trên nhãn sản phẩm trong quá trình vận chuyển, phân phối.

Bên cạnh đó, có một điều kiện đặc thù đối với loại hình cơ sở nhập khẩu thuốc thú y đó là phải có Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y tại Việt Nam hoặc giấy phép nhập khẩu thuốc thú y theo quy định.

Như vậy, điều kiện nhập khẩu thuốc thú y ngoài các điều kiện về cơ sở vật chất, cơ sở nhập khẩu thuốc thú y chỉ được nhập khẩu thuốc thú y khi cơ sở đó đã có Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành đối với loại thuốc sẽ nhập khẩu hoặc giấy phép nhập khẩu thuốc thú y. Theo quy định của khoản 2 Điều 100 Luật Thú y, đối với các thuốc thú y chưa có Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y tại Việt Nam chỉ được nhập khẩu trong trường hợp để phòng, chống dịch bệnh động vật khẩn cấp, khắc phục hậu quả thiên tai; làm mẫu kiểm nghiệm, khảo nghiệm, đăng ký lưu hành, tham gia trưng bày triển lãm, hội chợ, nghiên cứu khoa học; chữa bệnh đối với động vật tạm nhập tái xuất, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam; tạm nhập tái xuất, gia công xuất khẩu theo hợp đồng đã ký với tổ chức, cá nhân nước ngoài; nhập để dùng trong chẩn đoán, xét nghiệm, kiểm nghiệm về thú y hoặc viện trợ của các tổ chức quốc tế và các hình thức nhập khẩu thuốc thú y phi mậu dịch khác. Đối với các trường hợp này, các cơ sở đều phải nộp hồ sơ đến Cục Thú y và được Cục Thú y cấp giấy phép nhập khẩu thuốc thú y.

3. Điều kiện về nhân sự nhập khẩu thuốc thú y: Luật Thú y yêu cầu người phụ trách kỹ thuật của cơ sở nhập khẩu thuốc thú y phải có chứng chỉ hành nghề. Để được cấp Chứng chỉ hành nghề, người đó phải có bằng đại học trở lên chuyên ngành thú y, chăn nuôi thú y, dược sỹ, cử nhân hóa dược, hóa học, sinh học đối với nhập khẩu thuốc dùng trong thú y cho động vật trên cạn hoặc có bằng đại học trở lên chuyên ngành nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản, dược sỹ, cử nhân hóa dược, hóa học, sinh học.

Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu thuốc thú y: Cục Thú y thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Bài viết cùng chuyên mục

Tham khảo thêm

Thủ tục khiếu nại tố cáo

Thủ tục khiếu nại tố cáo theo quy định của pháp luật Việt Nam bao gồm các bước sau: Giải quyết khiếu nại lần đầu:

Làm gì khi bị ép cung

Ép cung là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bị ép cung. Khi bị

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on pinterest
Pinterest
Share on tumblr
Tumblr

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY LUẬT VIỆT PHÚ