Cảnh cáo là một hình thức xử phạt vi phạm được quy định cả trong hành chính và hình sự. Vậy khi nào hành vi vi phạm pháp luật chỉ áp dụng phạt cảnh cáo?

1. Phạt cảnh cáo trong xử phạt vi phạm hành chính

1.1. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính 

– Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:

+ Cảnh cáo;

+ Phạt tiền;

+ Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

+ Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính);

+ Trục xuất.

– Hình thức xử phạt cảnh cáo và phạt tiền chỉ được quy định và áp dụng là hình thức xử phạt chính. Các hình thức còn lại có thể được quy định là hình thức xử phạt bổ sung hoặc hình thức xử phạt chính.

– Mỗi vi phạm hành chính được quy định một hình thức xử phạt chính, có thể quy định một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung kèm theo.

– Hình thức xử phạt bổ sung được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 65 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi 2020).

(Theo Điều 21 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi 2020))

1.2. Quy định về áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo trong xử phạt vi phạm hành chính

– Theo Điều 22 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về việc áp dụng phạt cảnh cáo một trong các trường hợp như sau:

+ Áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo.

+ Áp dụng đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện.

– Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản.

2. Phạt cảnh cáo trong xử lý hình sự

2.1.Các loại hình phạt đối với người phạm tội

– Các loại hình phạt chính đối với người phạm tội:

+ Cảnh cáo;

+ Phạt tiền;

+ Cải tạo không giam giữ;

+ Trục xuất;

+ Tù có thời hạn;

+ Tù chung thân;

+ Tử hình.

– Các loại hình phạt bổ sung đối với người phạm tội:

+ Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;

+ Cấm cư trú;

+ Quản chế;

+ Tước một số quyền công dân;

+ Tịch thu tài sản;

+ Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính;

+ Trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính.

– Đối với mỗi tội phạm, người phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung.

(Theo Điều 32 Bộ luật Hình sự 2015)

2.2. Quy định về áp dụng hình phạt cảnh cáo trong luật hình sự

Cảnh cáo được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt.

(Theo Điều 34 Bộ luật Hình sự 2015)

Như vậy:

Đối với xử phạt hành chính, cảnh cáo là hình thức xử phạt chính và được áp dụng khi cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo; hoặc áp dụng xử phạt đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện.

Đối với xử lý hình sự thì cảnh cáo là một hình phạt chính và được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ nhưng chưa đến mức miễn hình phạt.

Bài viết cùng chuyên mục

Tham khảo thêm

Thủ tục khiếu nại tố cáo

Thủ tục khiếu nại tố cáo theo quy định của pháp luật Việt Nam bao gồm các bước sau: Giải quyết khiếu nại lần đầu:

Làm gì khi bị ép cung

Ép cung là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bị ép cung. Khi bị

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on pinterest
Pinterest
Share on tumblr
Tumblr

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY LUẬT VIỆT PHÚ