Mảnh đất mang đi thế chấp bị xử lý thì căn nhà nằm trên mảnh đất có bị xử lý theo không?

Mảnh đất mang đi thế chấp bị xử lý thì căn nhà nằm trên mảnh đất có bị xử lý theo hay không? Chấm dứt thế chấp tài sản khi nào? Chào anh chị, tôi có vấn đề này cần phải giải đáp, tôi đang có một mảnh đất, trên mảnh đất có một căn nhà cấp 4 của tôi. Mấy tháng nay tôi làm ăn thua lỗ nên có ý định sẽ thế chấp mảnh đất nhưng không thế chấp căn nhà. Anh chị cho tôi hỏi nếu tôi không có khả năng chi trả thì căn nhà của tôi có bị xử lý theo mảnh đất hay không? Nhờ anh chị giải đáp. Cảm ơn anh chị rất nhiều.

Mảnh đất mang đi thế chấp bị xử lý thì căn nhà nằm trên mảnh đất có bị xử lý theo hay không?

Tại Điều 325 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất như sau:

1. Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất và người sử dụng đất đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì tài sản được xử lý bao gồm cả tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà người sử dụng đất không đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì khi xử lý quyền sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được tiếp tục sử dụng đất trong phạm vi quyền, nghĩa vụ của mình; quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp trong mối quan hệ với chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được chuyển giao cho người nhận chuyển quyền sử dụng đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Căn cứ theo quy định trên, trong trường hợp mảnh đất và căn nhà này đều là của bạn thì khi mảnh đất bị xử lý thì căn nhà của bạn cũng sẽ bị xử lý theo mảnh đất, trừ trường hợp bạn và bên cho vay có thỏa thuận khác.

Chấm dứt thế chấp tài sản khi nào?

Tại Điều 327 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về các trường hợp chấm dứt thế chấp tài sản như sau:

Thế chấp tài sản chấm dứt trong trường hợp sau đây:

1. Nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt.

2. Việc thế chấp tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.

3. Tài sản thế chấp đã được xử lý.

4. Theo thỏa thuận của các bên.

Theo đó, việc thế chấp tài sản sẽ chấp dứt trong các trường hợp được nêu theo quy định trên.

Trân trọng!

Bài viết cùng chuyên mục

Tham khảo thêm

Thủ tục khiếu nại tố cáo

Thủ tục khiếu nại tố cáo theo quy định của pháp luật Việt Nam bao gồm các bước sau: Giải quyết khiếu nại lần đầu:

Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
Tumblr

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY LUẬT VIỆT PHÚ