Công ty của bạn đã đi vào hoạt động ổn định và bạn muốn mở rộng sự hiện diện thương mại sang một khu vực địa lý khác với nơi đặt trụ sở chính bằng cách thành lập các đơn vị phụ thuộc. Khi đó, bạn buộc phải lựa chọn giữa việc thành lập, văn phòng đại diện, chi nhánh hay địa điểm kinh doanh. Do mỗi loại hình đơn vị phụ thuộc của Công ty đều có những đặc điểm riêng nên việc lựa chọn loại hình nào cho phù hợp với định hướng phát triển của Công ty sẽ phụ thuộc vào từng tình huống cụ thể.


Bảng So Sánh Giữa Văn Phòng Đại Diện, Chi Nhánh Và Địa Điểm Kinh Doanh.

Tiêu chí Văn phòng đại diện Chi nhánh Địa điểm kinh doanh
Địa vị pháp lý Đơn vị phụ thuộc trực tiếp của Công ty Đơn vị phụ thuộc của Công ty Đơn vị phụ thuộc của Công ty hoặc Chi nhánh
Tư cách pháp nhân Không Không Không
Địa điểm thành lập Tại bất kỳ địa phương nào trên cả nước Tại bất kỳ địa phương nào trên cả nước Tại tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương có trụ sở chính Công ty hoặc trụ sở Chi nhánh
Chức năng, nhiệm vụ Đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ lợi ích đóKhông được trực tiếp thực hiện các hoạt động sinh lời Thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyềnĐược thực hiện các hoạt động có mục đích sinh lời trong phạm vi những ngành, nghề mà Công ty đã đăng ký kinh doanh Là nơi mà Công ty tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể
Thẩm quyền ký kết hợp đồng Được ký kết hợp đồng phục vụ nhu cầu thiết yếu của VPĐD (thuê VP, thuê lao động)Không được trực tiếp ký hợp đồng vì mục đích kinh doanh, mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ Được ký kết tất cả các hợp đồng phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh(*) Không có thẩm quyền ký kết hợp đồng
Con dấu Có con dấu riêng Có con dấu riêng Không có con dấu riêng
Chế độ hoạch toán Phụ thuộc Có thể chọn đăng ký hoạch toán phụ thuộc hoặc độc lập Phụ thuộc
Các loại thuế, phí phải nộp Không nộp lệ phí môn bài, nếu không hoạt động kinh doanh, không tiến hành thu – chi tiền thay cho Công ty mẹPhải khấu trừ, kê khai & nộp thuế TNCN của nhân viên VPĐD Lệ phí môn bài, các sắc thuế có liên quan tùy vào hoạt động cụ thể của chi nhánh Lệ phí môn bài, nếu có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
Việc sử dụng & phát hành hóa đơn Không phát hành & sử dụng hóa đơn GTGT Có phát hành & sử dụng hóa đơn GTGT Không phát hành & sử dụng hóa đơn GTGT

Để tránh rủi ro về mặt pháp lý, các công ty trên thực tế thường lập văn bản ủy quyền hợp lệ của công ty cho những người đứng đầu chi nhánh

QUY TRÌNH VÀ THỦ TỤC THÀNH LẬP CHI NHÁNH/ VPĐD/ ĐĐKD TẠI LUẬT VIỆT PHÚ 

Bước 1: Tư vấn và tiếp nhận thông tin

Chuyên viên tư vấn sẽ tiếp nhận thông tin khách hàng thông qua các kênh thông tin trực tuyến hoặc trực tiếp tại văn phòng.

Đồng thời, chuyên viên cũng sẽ tư vấn cho khách hàng những lưu ý khi thành lập chi nhánh/ VPĐD/ ĐĐKD và các chi phí phát sinh để khách hàng an tâm ngay từ bước đầu.

Bước 2: Soạn hồ sơ

Hoàn thành hồ sơ ngay sau khi có đầy đủ thông tin từ khách hàng và sẽ chuyển hồ sơ cho khách hàng ký trực tiếp.

Bước 3: Nộp hồ sơ và nhận giấy phép

Nhân viên của LUẬT VIỆT PHÚ sẽ thay mặt khách hàng nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch đầu tư và nhận kết quả từ cơ quan nhà nước.

Thời gian có giấy phép: 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ.

Bước 4: Khắc con dấu và thông báo báo mẫu dấu công ty lên Cổng thông tin Doanh Nghiệp Quốc Gia (trừ ĐĐKD)

LUẬT VIỆT PHÚ sẽ tiến hành đăng ký khắc con dấu sau khi có thông tin về Mã số thuế. Thời gian hoàn thành con dấu: 01 ngày làm việc.

LUẬT VIỆT PHÚ sẽ thông báo báo mẫu dấu công ty lên Cổng thông tin Doanh Nghiệp Quốc Gia. Thời gian hoàn thành: 01 ngày làm việc.

Bước 5: Bàn giao giấy phép, con dấu

LUẬT VIỆT PHÚ sẽ bàn giao bản chính giấy phép và con dấu (trừ ĐĐKD) cho khách hàng và thu tiền phí dịch vụ.


HỒ SƠ BAO GỒM:

1. Thông báo về việc đăng ký hoạt động chi nhánh/ văn phòng đại diện.

2. Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh/ văn phòng đại diện

3. Quyết định của Chủ sở hữu công ty về việc đăng ký hoạt động chi nhánh/ văn phòng đại diện đối với Công ty TNHH một thành viên./ Quyết định của Hội đồng thành viên đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên. Quyết định của Hội đồng quản trị đối với Công ty cổ phần.

4. Biên bản họp Hội đồng thành viên về việc đăng ký hoạt động chi nhánh/ văn phòng đại diện đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên/ Biên bản họp Hội đồng quản trị đối với Công ty cổ phần.

5. Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của người đứng đầu chi nhánh/ vănphòng đại diện: Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân, Hộ chiếu.

6. Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người đứng đầu chi nhánh (hoặc của cá nhân khác thuộc chi nhánh) đối với một số ngành nghề do pháp luật quy định

7. Giấy ủy quyền cho nhân viên LUẬT VIỆT PHÚ nộp hồ sơ (trong trường hợp Đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp không trực tiếp đi nộp).

HỒ SƠ ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG ĐĐKD BAO GỒM:

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh. Nội dung thông báo gồm:

a) Mã số doanh nghiệp;

b) Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc tên và địa chỉ chi nhánh (trường hợp địa điểm kinh doanh được đặt tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi chi nhánh đặt trụ sở);

c) Tên, địa chỉ địa điểm kinh doanh;

d) Lĩnh vực hoạt động của địa điểm kinh doanh;

đ) Họ, tên, nơi cư trú, số chứng thực cá nhân hợp pháp của người đứng đầu địa điểm kinh doanh;

e) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp hoặc họ, tên, chữ ký của người đứng đầu chi nhánh đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh.

KẾT QUẢ KHÁCH HÀNG NHẬN ĐƯỢC SAU KHI SỬ DỤNG DỊCH VỤ THÀNH LẬP CHI NHÁNH/ VPĐD/ ĐĐKD LUẬT VIỆT PHÚ

1. Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh/ VPĐD/ ĐĐKD

2. Con dấu;

3. Công bố thông báo mẫu dấu;

4. Hồ sơ nội bộ doanh nghiệp;

5. Tư vấn kê khai thuế trong quá trình hoạt động;

6. Tư vấn dịch vụ kế toán thuế trọn gói;

Bài viết cùng chuyên mục

Tham khảo thêm

Thủ tục khiếu nại tố cáo

Thủ tục khiếu nại tố cáo theo quy định của pháp luật Việt Nam bao gồm các bước sau: Giải quyết khiếu nại lần đầu:

Làm gì khi bị ép cung

Ép cung là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bị ép cung. Khi bị

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on pinterest
Pinterest
Share on tumblr
Tumblr

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY LUẬT VIỆT PHÚ