Thủ tục ly hôn nhanh trong 10 ngày là trình tự, thủ tục để giải quyết ly hôn nhằm chấm dứt mối quan hệ hôn nhân do Tòa án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc chồng hoặc của cả hai vợ chồng. Những nội dung liên quan đến thủ tục này được trình bày trong bài viết dưới đây của công ty Luật FBLAW tại TP Vinh, Nghệ An.

Các bước tiến hành thủ tục ly hôn nhanh trong 10 ngày.

Chuẩn bị các loại giấy tờ

Về cơ bản thì các loại giấy tờ dùng trong trường hợp đơn phương ly hôn hoặc thuận tình ly hôn đều giống nhau. Những giấy tờ cần thiết gồm:

+ Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);

+ Chứng minh nhân dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực);

+ Giấy khai sinh của các con (nếu có con chung, bản sao có chứng thực);

+ Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có chứng thực);

+ Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản chung (nếu có tài sản chung, bản sao có chứng thực).

Trường hợp không giữ Giấy chứng nhận kết hôn thì có thể liên hệ với cơ quan hộ tịch nơi đã đăng ký kết hôn để xin cấp bản sao.

Trường hợp không có Chứng minh nhân dân của vợ/chồng thì theo hướng dẫn của Tòa án để nộp giấy tờ tùy thân khác thay thế.

Điểm khác biệt duy nhất giữa hai hình thức ly hôn này là ở nội dung của đơn ly hôn.

* Nếu đơn phương ly hôn thì sẽ dùng Mẫu đơn xin ly hôn đơn phương được ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP.

* Nếu thuận tình ly hôn sẽ dùng Mẫu đơn xin ly hôn thuận tình.

Các bước tiến hành thủ tục

Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền;

Bước 2: Sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ Tòa án trong thời hạn 05 ngày làm việc Tòa án kiểm tra đơn và ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí cho bạn;

Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án quận/huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;

Bước 4: Trong thời hạn 15 ngày làm việc Tòa án tiến hành mở phiên hòa giải.

Bước 5: Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hòa giải không thành không thay đổi quyết định về việc ly hôn.Nếu các bên không thay đổi ý kiến Tòa án ra quyết định công nhận ly hôn.

Đối với thủ tục ly hôn đơn phương

– Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện về việc xin ly hôn tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền;

– Bước 2: Nhận kết quả xử lý đơn;

– Bước 3: Bạn nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí đơn phương cho Tòa án;

– Bước 4: Tòa án sẽ triệu tập lấy lời khai, hòa giải và tiến hành thủ tục theo quy định pháp luật tố tụng dân sự;

– Bước 5: Trong trường hợp, Tòa án không chấp nhận yêu cầu ly hôn, người yêu cầu ly hôn có quyền kháng cáo để Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử phúc thẩm theo quy định pháp luật.

Nơi tiếp nhận và giải quyết thủ tục ly hôn

Theo quy định tại Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Tòa án nhân dân cấp huyện là nơi có thẩm quyền giải quyết thủ tục ly hôn cấp sơ thẩm.

Đối với trường hợp thuận tình ly hôn

Điều 55 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định nếu hai vợ chồng thuận tình ly hôn thì có thể thỏa thuận đến Tòa án nơi cư trú của vợ hoặc của chồng để làm thủ tục.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Chánh án Tòa án sẽ phân công Thẩm phán giải quyết.

* Đối với trường hợp đơn phương ly hôn

Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về hôn nhân và gia đình. Do đó, trong trường hợp đơn phương ly hôn, Tòa án nơi có thẩm quyền giải quyết sẽ là nơi bị đơn cư trú, làm việc.

Thời gian Tòa án giải quyết thủ tục ly hôn

Cũng theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, thời gian giải quyết của một vụ ly hôn thuận tình kéo dài khoảng 02 – 03 tháng, kể từ ngày Tòa án thụ lý đơn.

Trong trường hợp đơn phương ly hôn, thời gian giải quyết kéo dài hơn, có thể từ 04 – 06 tháng. Trên thực tế, do có thể phát sinh những tranh chấp về quyền nuôi con, về tài sản thì thời gian giải quyết còn có thể kéo dài hơn.

Án phí khi thực hiện thủ tục ly hôn

Theo Nghị quyết 326/2016/NQ-UBTVQH14, mức án phí khi ly hôn cụ thể như sau:

– Án phí cho một vụ việc ly hôn không có tranh chấp về tài sản là 300.000 đồng;

– Đối với những vụ việc có tranh chấp về tài sản thì ngoài mức án phí 300.000 đồng, đương sự còn phải chịu án phí với phần tài sản có tranh chấp, được xác định theo giá trị tài sản tranh chấp.

Giá trị tài sản có tranh chấp Mức án phí
Từ 6.000.000 đồng trở xuống 300.000 đồng
Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng 5% giá trị tài sản có tranh chấp
Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng 20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng
Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng 36.000.000 đồng + 3 % của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 800.000.000 đồng
Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng 72.000.000 đồng + 2% của phần tài sản có tranh chấp vượt quá 2.000.000.000 đồng
Từ trên 4.000.000.000 đồng 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản vượt quá 4.000.000.000 đồng

Phân chia tài sản sau ly hôn

Về nguyên tắc, ly hôn là sự thỏa thuận của hai vợ chồng. Về tài sản sau khi ly hôn cũng tương tự như vậy. Nếu hai bên thỏa thuận được thì Tòa án sẽ công nhận sự thỏa thuận về tài sản của hai người.

Trong trường hợp không thể thỏa thuận được, Tòa sẽ giải quyết theo hướng chia đôi nhưng có căn cứ vào các yếu tố sau:

– Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

– Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung.

– Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

– Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng

Quy định về chia tài sản khi ly hôn cụ thể tại Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

Quyền trực tiếp nuôi con và quyền cấp dưỡng cho con của cha mẹ khi ly hôn

Một trong những vấn đề quan trọng không kém việc chia tài sản chính là vấn đề giành quyền nuôi con và cấp dưỡng sau khi ly hôn.

Điều 80 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định, khi ly hôn, hai vợ chồng thỏa thuận được về người nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên thì Tòa án sẽ công nhận thỏa thuận đó.

Ngược lại, nếu không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ giao cho con một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con. Khi đó, cha hoặc mẹ phải chứng minh mình đủ điều kiện để đảm bảo quyền lợi về mọi mặt của con như: điều kiện kinh tế, tinh thần…

Lưu ý là, khi con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Ngoài ra, người nào không trực tiếp nuôi con phải có trách nhiệm cấp dưỡng. Mức cấp dưỡng do thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng.

Bài viết cùng chuyên mục

Tham khảo thêm

Thủ tục khiếu nại tố cáo

Thủ tục khiếu nại tố cáo theo quy định của pháp luật Việt Nam bao gồm các bước sau: Giải quyết khiếu nại lần đầu:

Làm gì khi bị ép cung

Ép cung là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bị ép cung. Khi bị

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on pinterest
Pinterest
Share on tumblr
Tumblr

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY LUẬT VIỆT PHÚ