Hồ sơ thành lập bệnh viện tư nhân gồm nhiều loại giấy tờ chứng minh chủ hồ sơ đáp ứng được toàn bộ các điều kiện để thành lập bệnh viện như: quy hoạch, nhân sự, máy móc, thiết bị, quy mô, các chuyên khoa…. Luật Việt Phú sẽ đi vào từng loại tài liệu cần chuẩn bị trong hồ sơ thành lập bệnh viện để Quý bạn đọc tham khảo.

Các loại tài liệu cần chuẩn bị:

– Đơn đề nghị cấp phép hoạt động cho bệnh viện;

– Bản sao chứng thực Quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu là bệnh viện công lập) hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh / giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài;

– Bản sao chứng thực giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà, công trình bệnh viện – chứng minh đăng ký mặt bằng. Lưu ý rằng chiều rộng mặt phía trước bệnh viện phải đạt 10m, đối với bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa bảo đảm diện tích sàn xây dựng ít nhất là 50 m2/giường bệnh trở lên

– Bản sao chứng thực chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật, người phụ trách bộ phận chuyên môn (bản sao chứng thực), các bạn có thể tham khảo thêm thủ tục xin cấp chứng chỉ hành nghề cho bác sỹ người Việt Nam và thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề cho bác sỹ người nước ngoài.

– Danh sách ghi rõ họ tên, số chứng chỉ, phạm vi hoạt động chuyên môn của từng người hành nghề của bệnh viện;

– Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, bản mô tả mô hình tổ chức bệnh viện; lưu ý khi kê khai thiết bị y tế thì kê khai số seri và nhãn hiệu của từng loại, đoàn thẩm định sẽ xem xét cả hợp đồng, chứng từ đi kèm máy móc, thiết bị.

– Hồ sơ nhân sự của những người làm việc tại bệnh viện gồm: bản sao chứng thực chứng minh nhân dân/Căn cước công dân , sổ hộ khẩu, các văn bằng, chứng chỉ chuyên môn, chứng chỉ hành nghề, sơ yếu lý lịch và hợp đồng lao động, quyết định bổ nhiệm đối với trưởng/phó khoa của bệnh viện; Lưu ý, các vị trí người đứng đầu các khoa/phòng của bệnh viện phải không được làm việc ở bất kỳ cơ sở y tế nào và chủ bệnh viện phải chứng minh qua các tài liệu: hợp đồng lao động, biên bản thanh lý hợp đồng lao động, quyết định nghỉ hưu hoặc giấy chứng nhận kinh nghiệm trước đó do bệnh viện/phòng khám xác nhận trong đó có ghi đã nghỉ việc từ thời điểm nào. Các trường hợp nghỉ việc quá 24 tháng mà không làm việc tại đâu thì hồ sơ không được chấp nhận.

– Điều lệ tổ chức và hoạt động, phương án hoạt động ban đầu của bệnh viện.

Lưu ý:
Một trong những tài liệu quan trọng trong bộ hồ sơ thành lập bệnh viện chính là Điều lệ tổ chức và hoạt động, phương án hoạt động ban đầu hay cách gọi thông thường là Đề án thành lập bệnh viện. Đây là văn bản thể hiện tinh thần chung nhất về mục tiêu, phương hướng cũng như phương thức hoạt động của bệnh viện, là căn cứ để cơ quan cấp phép nhận định ý nghĩa, tầm quan trọng cũng như tính khả thi của bệnh viện khi thành lập trên thực tế.

Đề án thành lập bệnh viện đa khoa tư nhân cần đảm bảo thể hiện các nội dung:

+ Nhận định về sự cần thiết của việc xây dựng bệnh viện nói chung và tại địa điểm cơ sở dự kiến thành lập nói riêng trong bối cảnh hiện tại và tương lai;

+ Căn cứ xây dựng đề án:

Căn cứ pháp lý (liệt kê các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý nhà nước về y tế và các cơ sở khám, chữa bệnh); các quyết định cá biệt của địa phương.
Căn cứ thực tiễn (căn cứ nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân trong khu vực – nên có số liệu về người có nhu cầu và đăng ký khám, chữa bệnh tại các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn).
Căn cứ dự báo (là nhu cầu khám, chữa bệnh trong tương lai).

+ Quy mô, cơ cấu của bệnh viện:

Địa điểm, diện tích xây dựng bệnh viện;
Nguồn vốn, cơ sở vật chất, máy móc, trang thiết bị phục vụ;
Về tổ chức, bố trí các khoa trong bệnh viện;
Nhân sự bệnh viện;
Phạm vi hoạt động chuyên môn của bệnh viện;
Việc đáp ứng các yêu cầu chung như:
(*) Yêu cầu về đảm bảo an toàn bức xạ;

(*) Yêu cầu về bảo vệ môi trường, xử lý nước thải, chất thải y tế;

(*) Yêu cầu về đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy;

(*) Yêu cầu về tuân thủ quy định an toàn lao động.

+ Tính khả thi của đề án (khả năng đáp ứng yêu cầu về khám, chữa bệnh cho người dân trong khu vực và khu vực lân cận; khả năng đảm bảo về hạ tầng bệnh viện và hệ thống hạ tầng chung; giải quyết vấn đề môi trường, việc làm…).

Đề án thành lập bệnh viện đa khoa tư nhân cần đảm bảo thể hiện các nội dung:

+ Nhận định về sự cần thiết của việc xây dựng bệnh viện nói chung và tại địa điểm cơ sở dự kiến thành lập nói riêng trong bối cảnh hiện tại và tương lai;

+ Căn cứ xây dựng đề án:

Căn cứ pháp lý (liệt kê các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý nhà nước về y tế và các cơ sở khám, chữa bệnh); các quyết định cá biệt của địa phương.
Căn cứ thực tiễn (căn cứ nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân trong khu vực – nên có số liệu về người có nhu cầu và đăng ký khám, chữa bệnh tại các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn).
Căn cứ dự báo (là nhu cầu khám, chữa bệnh trong tương lai).

+ Quy mô, cơ cấu của bệnh viện:

Địa điểm, diện tích xây dựng bệnh viện;
Nguồn vốn, cơ sở vật chất, máy móc, trang thiết bị phục vụ;
Về tổ chức, bố trí các khoa trong bệnh viện;
Nhân sự bệnh viện;
Phạm vi hoạt động chuyên môn của bệnh viện;
Việc đáp ứng các yêu cầu chung như:
(*) Yêu cầu về đảm bảo an toàn bức xạ;

(*) Yêu cầu về bảo vệ môi trường, xử lý nước thải, chất thải y tế;

(*) Yêu cầu về đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy;

(*) Yêu cầu về tuân thủ quy định an toàn lao động.

+ Tính khả thi của đề án (khả năng đáp ứng yêu cầu về khám, chữa bệnh cho người dân trong khu vực và khu vực lân cận; khả năng đảm bảo về hạ tầng bệnh viện và hệ thống hạ tầng chung; giải quyết vấn đề môi trường, việc làm…).

Quy định mới nhất về thành lập bệnh viện tư nhân

Có nhiều vấn đề thực tiễn không được quy định chi tiết trong luật sẽ được thông tin đến các bạn để các bạn chủ động chuẩn bị hồ sơ, cơ sở vật chất và các điều kiện khác cho thật chuẩn chỉnh nhé.

1. Xin thông tin quy hoạch thành lập bệnh viện
Một trong những điều kiện quan trọng và tiên quyết trong việc thành lập bệnh viện chính là vấn đề quy hoạch. Cơ quan có thẩm quyền cao nhất quyết định mật độ mạng lưới các cơ sở y tế cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh là Bộ Y tế. Các tỉnh/thành sẽ căn cứ vào Quy hoạch chung này để quy hoạch mạng lưới y tế cho địa bàn mình quản lý. Sở Y tế phối hợp với Sở Xây dựng (nếu ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh thì là Sở Quy hoạch – Kiến trúc) và Sở Tài nguyên & Môi trường tham mưu cho Chủ tịch UBND cấp tỉnh phê duyệt quy hoạch về y tế. Để được biết bệnh viện mình định mở có phù hợp quy hoạch hay không, các bạn cần kiểm tra quy hoạch trước.

Hồ sơ xin thông tin quy hoạch bệnh viện gồm:

Đơn đề nghị cấp giấy phép quy hoạch (theo mẫu);
Sơ đồ vị trí địa điểm để nghị cấp giấy phép quy hoạch;
Đề án thành lập bệnh viện đa khoa tư nhân (bắt buộc phải có và các bạn có thể tham khảo bài viết hướng dẫn lập đề án bệnh viện của Luật Tiền Phong nhé);
Hồ sơ pháp nhân của đơn vị xin giấy phép quy hoạch (bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc bản sao giấy chứng nhận đầu tư).

Trình tự thực hiện:

Hồ sơ xin thông tin quy hoạch gửi đến văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương của địa điểm xin quy hoạch;
UBND tỉnh sẽ giao Sở Quy hoạch – Kiến trúc (nếu là hai thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh) còn các tỉnh thành khác thì hồ sơ được giao cho Sở Xây dựng. Cơ quan này phối hợp với các sở, ban ngành liên quan (Sở Y tế, Sở Tài nguyên & Môi trường) xem xét và thẩm định hồ sơ. Trên cơ sở đó quyết định việc cấp/không cấp quy hoạch cho tổ chức đề nghị.
Thời gian giải quyết là 45 ngày làm việc; kết quả về quy hoạch sẽ được trả ra bằng văn bản.
Trường hợp quy hoạch bệnh viện là hoàn toàn phù hợp, các bạn cần lưu ý một số vấn đề về cơ sở vật chất cần phải đáp ứng khi chuẩn bị thành lập bệnh viện.

2. Các điều kiện để thành lập bệnh viện tư nhân
2.1. Về quy mô bệnh viện tính theo số lượng giường bệnh:
– Đối với bệnh viện đa khoa phải có ít nhất 30 giường bệnh trở lên;

– Đối với bệnh viện chuyên khoa, bệnh viện y học cổ truyền phải có ít nhất 20 giường bệnh; riêng đối với bệnh viện

– Riêng chuyên khoa mắt nếu đăng ký sử dụng kỹ thuật cao phải có ít nhất 10 giường bệnh.

2.2. Về cơ sở vật chất
– Công trình nhà Bệnh viện phải được thiết kế, xây dựng theo Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam số 365: 2007. Có nhiều chỉ tiêu chi tiết mà chúng tôi không thể liệt kê cũng như hướng dẫn hết nên bạn nào có nhu cầu có thể tải bản Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam số 365: 2007 trên mạng, hoặc liên hệ với chúng tôi để được cung cấp bản mềm.

– Các khoa cấp cứu, khoa điều trị tích cực và chống độc, khoa phẫu thuật, khoa chẩn đoán hình ảnh, khoa xét nghiệm thì việc thiết kế, xây dựng phải thực hiện đúng các quy định tại các Quyết định số 32, 33, 34/2005/QĐ – BYT ngày 31 tháng 10 năm 2005 và số 35/2005/QĐ – BYT ngày 15 tháng 11 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế; bạn nào có nhu cầu có thể tải bản Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam số 365: 2007 trên mạng, hoặc liên hệ với chúng tôi để được cung cấp bản mềm

– Bệnh viện phải bảo đảm các điều kiện về an toàn bức xạ, quản lý chất thải y tế, phòng cháy chữa cháy theo quy định (các bạn click vào từng mục để xem các bài viết của Luật Tiền Phong hướng dẫn chi tiết về từng nội dung);

– Bệnh viện phải bảo đảm có đủ hệ thống điện, nước và các điều kiện khác để phục vụ chăm sóc người bệnh. Hệ thống điện, nước phải có hồ sơ thiết kế và hợp đồng với đơn vị cung cấp.

2.3. Về trang thiết bị y tế của bệnh viện
Bệnh viện tư nhân phải đáp ứng các trang thiết bị phục vụ công tác khám, chữa bệnh phù hợp với quy mô giường bệnh và phạm vi hoạt động chuyên môn. Nói đơn giản hơn là bệnh viện đăng ký chuyên khoa nào thì phải có thiết bị máy móc phù hợp với yêu cầu đối với chuyên khoa đó. Luật Tiền Phong sẽ có bài viết hướng dẫn về các trang thiết bị máy móc đối với mỗi chuyên khoa trong bài viết riêng.

Bệnh viện phải có phương tiện vận chuyển người bệnh, nếu không đăng ký dịch vụ này thì phải có hợp đồng liên kết với một hoặc nhiều bên có chức năng vận chuyển người bệnh. Bài viết hướng dẫn về thủ tục đăng ký dịch vụ vận chuyển bệnh nhân của chúng tôi đã được đăng tải, Quý bạn đọc có thể tham khảo.

2.4. Về cơ cấu tổ chức của bệnh viện
Bộ máy điều hành của bệnh viện tư nhân thể hiện qua cơ cấu tổ chức bệnh viện phải được thông báo và đăng ký với cơ quan cấp phép và phải phù hợp với quy định tại Quyết định số 1895/1997/QĐ-BYT ngày 19/9/1997.

Ban điều hành bệnh viện gồm có: Ban giám đốc, các phòng chức năng, các khoa.

Các phòng chức năng bắt buộc phải có bao gồm:

Phòng Kế hoạch tổng hợp
Phòng Y tá (điều dưỡng)
Phòng Chỉ đạo tuyến
Phòng Vật tư – thiết bị y tế
Phòng Hành chính quản trị
Phòng Tổ chức cán bộ
Phòng Tài chính kế toán.
Ngoài ra, bệnh viện có thể mở các chuyên khoa khác phù hợp với quy mô của bệnh viện, và mỗi khoa đều phải có hồ sơ thể hiện sự phù hợp với chuyên môn đăng ký của từng khoa.

2.5. Về nhân sự của bệnh viện
Bệnh viện phải có bộ máy nhân sự gồm người đứng đầu bệnh viện, người đứng đầu các khoa và các bác sỹ, y tá, điều dưỡng, nhân viên khác để thực hiện nhiệm vụ của bệnh viện. Pháp luật Việt Nam yêu cầu số lượng người hành nghề làm việc toàn thời gian (cơ hữu) trong từng khoa phải đạt tỷ lệ ít nhất là 50% trên tổng số người hành nghề trong khoa.

Đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn chính của bệnh viện, các trưởng các khoa phải đáp ứng điều kiện theo quy định pháp luật tại Điều 23 Nghị định 109/2016/NĐ-CP của Chính phủ và Luật Việt Phú có bài hướng dẫn cụ thể các điều kiện đối với các vị trí này trong bài viết sau đây.

2.6. Về phạm vi hoạt động chuyên môn
Bệnh viện tư nhân được thực hiện các kỹ thuật chuyên môn theo danh mục được Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế tỉnh phê duyệt. Danh mục này phải được bệnh viện đăng ký (tuỳ quy mô đầu tư, các bệnh viện có thể đăng ký đầy đủ các chuyên môn hoặc đăng ký những chuyên môn phù hợp khả năng cung ứng dịch vụ của bệnh viện). Các bạn có thể tham khảo bài tư vấn của chúng tôi về danh mục phạm vi hoạt động chuyên môn khám, chữa bệnh tại đây.

Bài viết cùng chuyên mục

Tham khảo thêm

Luật sư giỏi tại Hà Nội

Luật sư giỏi nhất Hà Nội ở đâu ? Thật khó mà biết được đúng không nào ? Tuy nhiên không gì là không thể ?

Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
Tumblr

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY LUẬT VIỆT PHÚ