Việc mở cửa thu hút vốn đầu tư trực tiếp ngoài ngoài (FDI) là một chủ trương lớn, đúng đắn của Đảng và Nhà nước, góp phần thực hiện nhiều mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội quan trọng của đất nước trong suốt chặng đường 30 năm qua. Do đó các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam ngày càng nhiều. Nhà đầu tư nước ngoài muốn thành lập Công ty 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam cần thực hiện các thủ tục sau:

Nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư trực tiếp vào Việt Nam thì phải làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhà đầu tư phải đăng ký chủ trương đầu tư thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ hoặc Cơ quan Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước khi làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

I. Trường hợp quyết định chủ trương đầu tư Cơ quan Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án sau đây:

  • Dự án được Nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá, đấu thầu hoặc nhận chuyển nhượng; dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất;
  • Dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.

Hồ sơ gồm:

  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
  • Đối với nhà đầu tư là cá nhân: Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu. Đối với nhà đầu tư là tổ chức: bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý;
  • Đề xuất dự án đầu tư
  • Bản sao một trong các tài liệu sau: Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; Cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; Cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; Bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; Tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
  • Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
  • Giải trình về sử dụng công nghệ đối với Dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao
  • Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

II. Trường hợp quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ:

Dự án của nhà đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực kinh doanh vận tải biển, kinh doanh dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng, trồng rừng, xuất bản, báo chí, thành lập tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp khoa học và công nghệ 100% vốn nước ngoài thì phải đăng kí chủ trương đầu tư với Thủ tướng Chính phủ. Ngoài các tài liệu như đăng kí chủ trương đầu tư của Cơ quan Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì cần có thêm các tài liệu sau:

  • Phương án giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư (nếu có);
  • Đánh giá sơ bộ tác động môi trường, các giải pháp bảo vệ môi trường;
  • Đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án đầu tư.

XIN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ

Hồ sơ gồm:

1. Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;

2. Đối với nhà đầu tư là cá nhân: Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu/ Đối với nhà đầu tư là tổ chức: bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý;

3. Đề xuất dự án đầu tư;

4. Bản sao một trong các tài liệu sau: Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; Cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; Cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; Bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư;

5. Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;

6. Giải trình về sử dụng công nghệ đối với Dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao

7. Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

8. Bản sao Hợp đồng thuê địa chỉ trụ sở Công ty và các tài liệu có liên quan

9. Giấy ủy quyền cho nhân viên Luật Việt Phú đi nộp hồ sơ

Cơ quan nộp hồ sơ: Sở Kế hoạch và Đầu tư

Thời gian:

  • Đối với dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư: 16 làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ
  • Đối với dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư: 05 – 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư

HỒ SƠ XIN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP

Sau khi có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nhà đầu tư cần chuẩn bị hồ sơ để thành lập doanh nghiệp.

Hồ sơ gồm:

1. Giấy đề nghị Đăng ký thành lập doanh nghiệp;

2. Điều lệ doanh nghiệp;

3. Danh sách thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên, cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần;

4. Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực:

  • Đối với cá nhân: CMND/ CCCD/ hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân;
  • Đối với tổ chức: Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của thành viên là tổ chức;

5. Quyết định góp vốn đối với thành viên công ty, cổ đông công ty là tổ chức

6. Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự

7. Giấy ủy quyền cho Nhân viên Luật Việt Phú đi nộp hồ sơ

8. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Cơ quan nộp hồ sơ: Sở Kế hoạch và Đầu tư

Thời gian: 04 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ

Luật Việt Phú sẽ khắc con dấu ngay sau khi có thông tin về Mã số thuế của Công ty. Thời gian hoàn thành con dấu: 01 ngày.

Luật Việt Phú sẽ thực hiện thủ tục thông báo báo mẫu dấu công ty lên Cổng thông tin Doanh Nghiệp Quốc Gia. Thời gian hoàn thành: 01 ngày làm việc.

CÁC THỦ TỤC CÔNG TY PHẢI THỰC HIỆN SAU KHI THÀNH

Để tránh những rắc rối phát sinh sau khi hoàn thành hồ sơ thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp của bạn cần phải tiến hành các thủ tục sau:

1- Mở tài khoản đầu tư trực tiếp cho Công ty 100% vốn nước ngoài, thông báo thông tin tài khoản ngân hàng với Phòng Đăng ký Kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư

2- Thiết lập hồ sơ thuế ban đầu tại cơ quan thuế trong vòng 30 ngày kể từ ngày thành lập công ty

3- Nộp tờ khai, lệ phí môn bài tại kho bạc nhà nước

Theo quy định tại Nghị định 139/2016/NĐ-CP ngày 4/10/2016 và Thông tư 302/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016 thì mức thu lệ phí môn bài và thời hạn nộp tờ khai, lệ phí môn bài được quy định như sau:

Mức thu lệ phí môn bài:

  • Doanh nghiệp có vốn điều trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 đồng/ năm;
  • Doanh nghiệp có vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 đồng/ năm;
  • Đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp: chi nhánh, địa điểm kinh doanh nộp thuế môn bài là 1.000.000 đồng/ năm.

Thời hạn nộp tờ khai, nộp thuế môn bài:Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

4- Làm bảng hiệu Công ty

5- Mua chữ ký số điện tử để thực hiện nộp thuế điện tử [Luật Việt Phú sẽ hỗ trợ Khách hàng mua chữ ký số điện tử (Token) tại địa chỉ uy tín với giá cả ưu đãi nhất]

6- Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử.

7- Kê khai thuế hàng tháng, quý.

Bài viết cùng chuyên mục

Tham khảo thêm

Thủ tục khiếu nại tố cáo

Thủ tục khiếu nại tố cáo theo quy định của pháp luật Việt Nam bao gồm các bước sau: Giải quyết khiếu nại lần đầu:

Làm gì khi bị ép cung

Ép cung là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bị ép cung. Khi bị

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on pinterest
Pinterest
Share on tumblr
Tumblr

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY LUẬT VIỆT PHÚ