Mục lục
Nhằm giúp Quý khách hàng có nhu cầu thành lập Công ty có vốn đầu tư nước ngoài Kinh doanh bất động sản hiểu rõ quy trình pháp lý, hồ sơ cần thiết để thực hiện thủ tục.
1. Hình thức đầu tư Kinh doanh bất động sản tại Việt Nam
Theo quy định tại Luật Kinh doanh bất động sản và pháp luật chuyên ngành, nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập Công ty Kinh doanh bất động sản với tỷ lệ góp vốn 100% vốn đầu tư nước ngoài;
Theo Luật Đầu tư 2020, quy định về vốn pháp định không được thấp quá 20 tỷ đồng cũng đã bị bãi bỏ;
Như vậy, được phép thành lập Công ty 100% vốn nước ngoài Kinh doanh bất động sản và không cần đáp ứng điều kiện liên quan đến vốn pháp định.
2. Phạm vi Kinh doanh bất động sản tại Việt Nam
Theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Luật Kinh doanh bất động sản, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Kinh doanh bất động sản trong phạm vi sau:
– Thuê nhà, công trình xây dựng để cho thuê lại;
– Đối với đất được Nhà nước cho thuê thì được đầu tư xây dựng nhà ở để cho thuê; đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng không phải là nhà ở để bán, cho thuê, cho thuê mua;
– Nhận chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản của chủ đầu tư để xây dựng nhà, công trình xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua;
– Đối với đất thuê trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế thì được đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng để kinh doanh theo đúng mục đích sử dụng đất.
Ngoài ra Công ty có vốn đầu tư nước ngoài được cung cấp dịch vụ: Dịch vụ môi giới bất động sản; dịch vụ sàn giao dịch bất động sản; dịch vụ tư vấn bất động sản hoặc quản lý bất động sản nhằm mục đích sinh lợi.
Như vậy, nhà đầu tư nước ngoài khi thành lập doanh nghiệp đăng ký Kinh doanh bất động sản được phép kinh doanh trong phạm vi trên.
3. Điều kiện Kinh doanh bất động sản tại Việt Nam
Theo quy định tại điểm a, khoản 2 Điều 75 Luật Đầu tư 2020 quy định:
“Tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã (sau đây gọi chung là doanh nghiệp)”;
Theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật Kinh doanh bất động sản quy định:
“Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản quy mô nhỏ, không thường xuyên thì không phải thành lập doanh nghiệp nhưng phải kê khai nộp thuế theo quy định của pháp luật”.
Như vậy, đối chiếu quy định trên thì Nhà đầu tư nước ngoài khi hoạt động Kinh doanh bất động sản với quy mô lớn, thường xuyên phải thành lập doanh nghiệp, hoặc hợp tác xã.
4. Quy trình thực hiện thủ tục
Bước 1: Thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư;
Bước 2: Thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
5. Hồ sơ và Tài liệu xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
5.1. Hồ sơ và Tài liệu xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
a. Hồ sơ cần soạn thảo;
– Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
– Đề xuất dự án đầu tư
– Bản thuyết minh về năng lực tài chính của Nhà đầu tư;
– Bản giải trình đáp ứng điều kiện đầu tư đối với Nhà đầu tư nước ngoài;
– Quyết định của Nhà đầu tư (đối với Nhà đầu tư là tổ chức);
– Giấy ủy quyền trường hợp ủy quyền cho bên thứ ba đại diện thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư;
b. Tài liệu Nhà đầu tư cung cấp;
* Tài liệu chung;
– Bản sao chứng thực Hợp đồng thuê địa điểm hoặc thỏa thuận nguyên tắc hợp đồng thuê địa điểm để thực hiện dự án. Kèm theo tài liệu này là bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của bên cho thuê địa điểm là tổ chức (có ngành nghề kinh doanh bất động sản); bản sao chứng thực Giấy phép xây dựng; bản sao chứng thực Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đối với địa điểm thuê là nhà);
* Tài liệu riêng đối với nhà đầu tư là tổ chức nước ngoài;
– Bản Hợp pháp hóa lãnh sự Quyết định, Giấy phép thành lập của tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài;
– Bản Hợp pháp hóa lãnh sự Báo cáo tài chính có kiểm toán 2 năm gần nhất của Nhà đầu tư hoặc Xác nhân số dư tài khoản Ngân hàng của Nhà đầu tư nước ngoài để chứng minh năng lực tài chính;
– Bản sao chứng thực Hộ chiếu người đại diện theo pháp luật và người đại diện quản lý phần vốn góp của Nhà đầu tư nước ngoài;
* Tài liệu riêng đối với nhà đầu tư là cá nhân nước ngoài;
– Bản sao chứng thực Hộ chiếu của nhà đầu tư;
– Bản dịch công chứng Xác nhân số dư tài khoản Ngân hàng của Nhà đầu tư để chứng minh năng lực tài chính;
5.2. Hồ sơ và Tài liệu xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
a. Hồ sơ cần soạn thảo;
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
– Điều lệ Công ty;
– Danh sách thành viên (đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên); Danh sách cổ đông sáng lập (đối với Công ty Cổ phần);
– Quyết định của Nhà đầu tư (đối với Nhà đầu tư là tổ chức);
– Danh sách người đại diện theo ủy quyền (đối với Nhà đầu tư là tổ chức);
– Giấy ủy quyền trường hợp ủy quyền cho bên thứ ba đại diện thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp;
b. Tài liệu Nhà đầu tư cung cấp;
* Tài liệu chung;
– Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (Bước 5.1);
– Bản sao chứng thực Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu người đại diện theo pháp luật của Công ty dự kiến thành lập;
* Tài liệu riêng đối với nhà đầu tư là tổ chức;
– Bản Hợp pháp hóa lãnh sự Quyết định, Giấy phép thành lập của tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài (mục b, Bước 5.1)
– Bản sao chứng thực Hộ chiếu người đại diện theo pháp luật và người đại diện quản lý phần vốn góp của Nhà đầu tư nước ngoài (tương tự mục b, Bước 5.1);
* Tài liệu riêng đối với nhà đầu tư là cá nhân nước ngoài;
– Bản sao chứng thực Hộ chiếu thành viên/ cổ đông góp vốn thành lập doanh nghiệp là nhà đầu tư nước ngoài (tương tự mục b, Bước 5.1);
** Văn bản pháp luật liên quan
(1) Biểu cam kết Thương mại và Dịch vụ WTO;
(2) Luật Đầu tư 2020;
(3) Luật Doanh nghiệp 2020;
(4) Luật Kinh doanh bất động sản 2014;
(5) Nghị định 02/2022/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản;
(6) Nghị định 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư;
(7) Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
(8) Các văn bản pháp lý có liên quan khác.