Thời kỳ hội nhập, ngoại ngữ trở lên quan trọng hơn bao giờ hết. Vì vậy nhiều cá nhân, tổ chức đã mở ra để đáp ứng nhu cầu học tập của con người.

Trung tâm ngoại ngữ cần chuẩn bị hồ sơ thành lập trung tâm ngoại ngữ và cũng như các điều kiện thành lập trung tâm đào tạo để đáp ứng các vấn đề pháp lý và tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra.

Căn cứ pháp lí thành lập trung tâm ngoại ngữ:

Luật Giáo dục năm 2019;
Nghị định 84/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật giáo dục;
Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục;
Nghị định135/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 46/2017/NĐ-CP;
Thông tư 21/2018/TT-BGDĐT về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học.

Hồ sơ thành lập trung tâm ngoại ngữ:

Hồ sơ được quy định tại khoản 2 điều 47 Nghị định 46/2017 sửa đổi bổ sung bởi nghị định 135/2018;
Bản đề nghị thành lập trung tâm ngoại ngữ;
Đề án thành lập trung tâm ngoại ngữ:
Tên trung tâm;
Địa điểm đặt trung tâm;
Sự cần thiết và cơ sở pháp lý của việc thành lập trung tâm;
Mục tiêu, nhiệm vụ của trung tâm;
Chương trình giảng dạy, quy mô đào tạo;
Cơ sở vật chất của trung tâm;
Cơ cấu tổ chức của trung tâm, sơ yếu lý lịch của người dự kiến làm Giám đốc trung tâm ngoại ngữ.
Hồ sơ xin cấp giấy hoạt động trung tâm ngoại ngữ:
Hồ sơ xin hoạt động được quy định tại Khoản 2 điều 49 Nghị định 46/2017 sửa đổi bổ sung bởi nghị định 135/2018;
Hồ sơ xin cấp giấy phép trung tâm ngoại ngữ hoạt động:
Tờ trình đề nghị cấp phép hoạt động giáo dục;
Quyết định thành lập trung tâm (bản sao có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu);
Nội quy hoạt động giáo dục của trung tâm ngoại ngữ;
Báo cáo về cơ sở vật chất, trang thiết bị, chương trình, tài liệu dạy học; đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên;
Quy trình thành lập trung tâm ngoại ngữ:
Tổ chức, cá nhân gửi trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện nộp hồ sơ xin giấy phép thành lập trung tâm ngoại ngữ đến cơ quan có thẩm quyền thành lập trung tâm ngoại ngữ;
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học có trách nhiệm thẩm định, kiểm tra theo quy định;
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, quyết định thành lập, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cho phép thành lập trung tâm ngoại ngữ, quyết định thành lập, cho phép thành lập nếu đủ điều kiện.

Điều kiện thành lập trung tâm ngoại ngữ

Biết được ngôn ngữ thứ 2 là một lợi thế, vì vậy hiện nay đã có rất nhiều trung tâm ngôn ngữ được mở ra để đáp ứng nhu cầu của mọi người.

Đáp ứng đủ điều kiện thành lập trung tâm ngoại ngữ của pháp luật ban hành, trung tâm sẽ được đi vào hoạt động.

Điều kiện thành lập trung tâm ngoại ngữ:

Căn cứ Điều 48 Nghị định 46/2017/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 135/2018/NĐ-CP về điều kiện để trung tâm ngoại ngữ, tin học hoạt động giáo dục được hoạt động, trung tâm phải đáp ứng các điều kiện sau:

Đội ngũ giáo viên, cơ quan quản lí đủ tiêu chuẩn (căn cứ 02/2020/TT-BGDĐT);
Cơ sở vật chất, phòng học,trang thiết bị phòng học…
Tài liệu, chương trình giảng dạy, học tập, tài chính của trung tâm để đảm bảo được chất lượng giáo dục theo đúng kế hoạch, quy mô hoạt động của trung tâm.

Đối tượng thành lập trung tâm ngoại ngữ:

Theo Điều 2, Quy chế Tổ chức và Hoạt động của Trung tâm ngoại ngữ, đối tượng thành lập trung tâm ngoại ngữ gồm:

Trung tâm ngoại ngữ do Nhà nước thành lập;
Trung tâm ngoại ngữ do tổ chức, cá nhân trong nước thành lập;
Trung tâm ngoại ngữ do cá nhân nước ngoài, tổ chức nước ngoài góp vốn toàn bộ hoặc một phần thành lập.
Giám đốc trung tâm ngoại ngữ:
Một trong những điều kiện thành lập trung tâm ngoại ngữ đó là giám đốc trung tâm cần đáp ứng đủ những tiêu chuẩn (căn cứ Khoản 2, Điều 6 Quy chế Tổ chức và Hoạt động của Trung tâm ngoại ngữ, tin học):

Có lí lịch rõ ràng nhân thân tốt;
Có năng lực quản lý;
Tốt nghiệp đại học ngoại ngữ hoặc tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ ngoại ngữ tối thiểu bậc 3;
Có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.
Điều kiện cơ sở vật chất:
Số phòng học tại Trung tâm ngoại ngữ tối thiểu là 07 phòng học;
Có đầy đủ các trang thiết bị phòng cháy chữa cháy theo đúng quy định của pháp luât;
Trung tâm sẽ có 1 cơ sở chính, sẽ có thêm cơ sở phụ nếu đủ điều kiện và được Sở giáo dục và Đào tạo thẩm tra, cho phép.
Đặt tên trung tâm:
Tên trung tâm sử dụng tiếng việt và sẽ được ghi trên tất cả các quyết định, giấy phép, con dấu của trung tâm cùng một số giấy tờ khác;
Đặt tên theo quy định của pháp luật: trung tâm + tên loại hình ngoại ngữ + tên riêng.

Điều kiện hoạt động của trung tâm:

Trình độ chuyên môn và trình độ sư phạm của giáo viên, kỹ thuật viên, giảng dạy lý thuyết, thực hành theo quy định tại Điều 30 của Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Ngoại ngữ;
Số lượng không quá 25 học viên/ giáo viên/ ca;
Bộ máy hành chính đạt tiêu chuẩn, phòng học đủ ánh sáng, diện tích tối thiểu 15m2 /học viên/ ca học;
Có giáo trình, tài liệu, thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập theo yêu cầu của chương trình đào tạo;
Có khu vực cho cán bộ. giáo viên và học viên nghỉ giải lao giữa giờ;
Được cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập.

Những lưu ý khi thành lập trung tâm ngoại ngữ

Thành lập trung tâm ngoại ngữ cần lưu ý những gì? Đây là một trong những câu hỏi Luật Việt Phú nhận được nhiều nhất trong thời gian qua.

Luật Việt Phú tự hào là đơn vị hợp tác với nhiều trung tâm, đội ngũ chuyên viên dày dặn kinh nghiệm sẽ chỉ ra một số lưu ý nhỏ dành cho những cá nhân, tổ chức tránh được những sai sót khi thành lập.

Hồ sơ pháp lí:

Bất cứ cá nhân hay tổ chức nào mở trung tâm ngoại ngữ cũng cần phải lắm rõ các kiến thức về pháp luật để có thể chuẩn bị, xử lí hồ sơ nhanh chóng và chính xác nhất;
Cần đáp ứng được điều kiện thành lập trung tâm ngoại ngữ : giám đốc trung tâm, cơ sở vật chất, tài liệu giảng dạy…
Hồ sơ thành lập trung tâm ngoại ngữ được gửi tới Sở GD&ĐT – địa điểm muốn mở trung tâm, trong hồ sơ sẽ phải có đầy đủ những giấy tờ kèm theo và đề án thành lập đúng quy định pháp luật.

Địa điểm đào tao:

Lựa chọn địa điểm để thành lập trung tâm ngoại ngữ là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng;
Trung tâm đặt địa điểm , có nhiều người qua lại thì trung tâm sẽ có thể có nhiều học viên và việc kinh doanh sẽ được thuận lợi hơn;
Không gian giảng dạy, học tập cần thoải mái, yên tĩnh, có chỗ để xe cho học viên và giáo viên.
Cơ sở vật chất:
Cơ sở vật chất của trung tâm ngoại ngữ cần trang bị đầy đủ để có thể tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình giảng dạy và học tập của sinh viên và giảng viên.

Giáo trình đào tạo:

Khi thành lập trung tâm ngoại ngữ, trung tâm xây dựng được giáo trình riêng mà không trùng với các trung tâm khác;
Việc làm này tạo lợi thế cạnh tranh vô cùng lớn nhằm khằng định chất lượng giảng dạy và kết quả của học viên
Đưa ra các nội dung đào tạo sinh động;
Lưu ý: nội dung đào tạo nên biên soạn để phù hợp với từng nhóm đối tượng mà trung tâm hướng tới.

Đội ngũ giáo viên:

Giáo viên Việt Nam:

Có bằng cao đẳng sư phạm ngoại ngữ trở lên;
Có bằng cao đẳng tin học trở lên và chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm;
Giáo viên là người bản ngữ dạy ngoại ngữ (đối với từng ngoại ngữ cụ thể);
Có bằng cao đẳng trở lên và chứng chỉ đào tạo dạy ngoại ngữ phù hợp;

Giáo viên là người nước ngoài

Có bằng cao đẳng sư phạm ngoại ngữ trở lên;
Có bằng cao đẳng ngoại ngữ trở lên và chứng chỉ đào tạo dạy ngoại ngữ phù hợp;
Có bằng cao đẳng trở lên, chứng chỉ năng lực ngoại ngữ từ bậc 5 trở lên theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương và chứng chỉ đào tạo dạy ngoại ngữ phù hợp;

Trợ giảng: bộ phận kết nối giữa giảng viên và học viên.

Cá nhân thành lập trung tâm ngoại ngữ

Khi đáp ứng đúng và đủ điều kiện thành lập trung tâm ngoại ngữ thì có thể chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép thành lập trung tâm.

Tuy nhiên, trên thực tế, đối với cá nhân thành lập trung tâm ngoại ngữ sẽ có những điều kiện và những đặc thù riêng.

Căn cứ pháp lí:

Thành lập trung tâm ngoại ngữ dựa vào những căn cứ pháp lí sau:

Luật doanh nghiệp số 59/2020/QH14;
Luật giáo dục số 43/2019/QH14;
Nghị định số 46/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục;
Nghị định số 135/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục;
Thông tư số 21/2018/TT-BGDĐT ngày 24/08/2018 về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ tin học;
Các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Cá nhân thành lập trung tâm ngoại ngữ:

Tất cả các cá nhân hay tổ chức, ai cũng có thể thành lập trung tâm ngoại ngữ;
Đặc biệt, đối với cá nhân để thành lập trung tâm ngoại ngữ cá nhân cần thành lập công ty TNHH một thành viên và đăng ký ngành nghề kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục.
Hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập trung tâm ngoại ngữ:
Hồ sơ được soạn thảo căn cứ tại Khoản 20 Điều 1 Nghị định số 135/2018/NĐ-CP:

Tờ trình đề nghị thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học;
Đề án thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học gồm các nội dung:
Tên trung tâm, loại hình trung tâm;
Địa điểm đặt trung tâm;
Cơ sở vật chất trung tâm;
Cơ cấu tổ chức trung tâm;
Giáo trình giảng dạy;
Dự thảo nội quy tổ chức hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học.

Cơ quan thẩm quyền thành lập trung tâm ngoại ngữ:

Căn cứ tại Khoản 20 Điều 1 Nghị định số 135/2018/NĐ-CP quy định về các cơ quan có thẩm quyền thành lập trung tâm ngoại ngữ như sau:
Giám đốc, hiệu trưởng đại học, học viện quyết định thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học trong khuôn viên nhà trường;
Người đứng đầu tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế được pháp luật cho phép thành lập các trung tâm đào tạo trực thuộc có thẩm quyền quyết định đối với các trung tâm ngoại ngữ, tin học trực thuộc;
Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập các trung tâm ngoại ngữ, tin học nằm ngoài khuôn viên trường học và các trung tâm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.”

Hồ sơ xin cấp giấy phép sau khi tiếp nhận 15 ngày sẽ được quyết định cho phép thành lập trung tâm ngoại ngữ.
Trường hợp không được cấp giấy phép sẽ có văn bản gửi lại và nêu rõ lý do.

Bài viết cùng chuyên mục

Tham khảo thêm

Thủ tục khiếu nại tố cáo

Thủ tục khiếu nại tố cáo theo quy định của pháp luật Việt Nam bao gồm các bước sau: Giải quyết khiếu nại lần đầu:

Làm gì khi bị ép cung

Ép cung là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bị ép cung. Khi bị

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on pinterest
Pinterest
Share on tumblr
Tumblr

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY LUẬT VIỆT PHÚ