HOẠT ĐỘNG TRỞ LẠI CỦA DOANH NGHIỆP

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, trường hợp hiệu quả kinh doanh không đạt được hay vì lý do nào đó, doanh nghiệp có quyền tạm ngừng hoạt động trong một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, trong thời gian tạm ngừng, nếu doanh nghiệp mong muốn hoạt động trở lại thì phải làm thủ tục thông báo hoạt động trở lại gửi cơ quan đăng ký kinh doanh.

  1. Khi nào doanh nghiệp phải làm thủ tục thông báo hoạt động trở lại ?

Theo Khoản 1 Điều 66 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, trường hợp doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh muốn tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo, doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đặt trụ sở chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.

  1. Thời hạn thông báo hoạt động trở lại

Chậm nhất là 03 ngày trước ngày tiếp tục hoạt động, doanh nghiệp phải làm thông báo hoạt động trở lại gửi cơ quan đăng ký kinh doanh.

  1. Thành phần hồ sơ thông báo hoạt động trở lại

Thành phần hồ sơ thông báo hoạt động trở lại bao gồm:

  • Thông báo về việc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo của doanh nghiệp theo mẫu quy định;
  • Trường hợp uỷ quyền cho cá nhân khác thực hiện thủ tục thì phải nộp những giấy tờ sau:

– Văn bản ủy quyền (không phải công chứng, chứng thực);

– Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân được ủy quyền.

  1. 4. Thủ tục thông báo hoạt động trở lại của doanh nghiệp

Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị 01 bộ hồ sơ như đã nêu trên gửi đến cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Bước 2: Sau khi nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ.

Bước 3: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp giấy xác nhận về việc doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.

Bài viết cùng chuyên mục

Tham khảo thêm

Thủ tục khiếu nại tố cáo

Thủ tục khiếu nại tố cáo theo quy định của pháp luật Việt Nam bao gồm các bước sau: Giải quyết khiếu nại lần đầu:

Làm gì khi bị ép cung

Ép cung là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bị ép cung. Khi bị

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on pinterest
Pinterest
Share on tumblr
Tumblr

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY LUẬT VIỆT PHÚ