Quy trình lựa chọn nhà thầu tương ứng với từng gói thầu khác nhau. Dưới đây là tổng hợp quy trình về lựa chọn nhà thầu tương ứng với từng gói thầu.

1. Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế

Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế được thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu;

Bước 2: Tổ chức lựa chọn nhà thầu;

Bước 3: Đánh giá hồ sơ dự thầu và thương thảo hợp đồng;

Bước 4: Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;

Bước 5: Hoàn thiện, ký kết hợp đồng.

(Khoản 1 Điều 38 Luật Đấu thầu 2013)

2. Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với chỉ định thầu

Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với chỉ định thầu được thực hiện như sau:

– Đối với chỉ định thầu theo quy trình thông thường bao gồm các bước:

Bước 1: Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu;

Bước 2: Tổ chức lựa chọn nhà thầu;

Bước 3: Đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo về các đề xuất của nhà thầu;

Bước 4: Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;

Bước 5: hoàn thiện, ký kết hợp đồng;

– Đối với chỉ định thầu theo quy trình rút gọn bao gồm các bước:

Bước 1: Chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu;

Bước 2: Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng;

Bước 3: Trình, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;

Bước 4: Ký kết hợp đồng.

(Khoản 2 Điều 38 Luật Đấu thầu 2013)

3. Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với chào hàng cạnh tranh

Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với chào hàng cạnh tranh được thực hiện như sau:

– Đối với chào hàng cạnh tranh theo quy trình thông thường bao gồm các bước:

Bước 1: Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu;

Bước 2: Tổ chức lựa chọn nhà thầu;

Bước 3: Đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo hợp đồng;

Bước 4: Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;

Bước 5: Hoàn thiện, ký kết hợp đồng;

– Đối với chào hàng cạnh tranh theo quy trình rút gọn bao gồm các bước:

Bước 1: Chuẩn bị và gửi yêu cầu báo giá cho nhà thầu;

Bước 2: Nhà thầu nộp báo giá;

Bước 3: Đánh giá các báo giá và thương thảo hợp đồng;

Bước 4: Trình, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;

Bước 5: Hoàn thiện, ký kết hợp đồng.

(Khoản 3 Điều 38 Luật Đấu thầu 2013)

4. Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với mua sắm trực tiếp

Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với mua sắm trực tiếp được thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu;

Bước 2: Tổ chức lựa chọn nhà thầu;

Bước 3: Đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo về các đề xuất của nhà thầu;

Bước 4: Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;

Bước 5: Hoàn thiện, ký kết hợp đồng.

(Khoản 4 Điều 38 Luật Đấu thầu 2013)

5. Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với tự thực hiện

Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với tự thực hiện được thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị phương án tự thực hiện và dự thảo hợp đồng;

Bước 2: Hoàn thiện phương án tự thực hiện và thương thảo, hoàn thiện hợp đồng;

Bước 3: Ký kết hợp đồng.

(Khoản 5 Điều 38 Luật Đấu thầu 2013)

6. Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với lựa chọn nhà thầu tư vấn cá nhân

Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với lựa chọn nhà thầu tư vấn cá nhân được thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị và gửi điều khoản tham chiếu cho nhà thầu tư vấn cá nhân;

Bước 2: Nhà thầu tư vấn cá nhân nộp hồ sơ lý lịch khoa học;

Bước 3: Đánh giá hồ sơ lý lịch khoa học của nhà thầu tư vấn cá nhân;

Bước 4: Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng;

Bước 5: Trình, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;

Bước 6: Ký kết hợp đồng.

(Khoản 6 Điều 38 Luật Đấu thầu 2013)

7. Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu có sự tham gia thực hiện của cộng đồng

Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu có sự tham gia thực hiện của cộng đồng được thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị phương án lựa chọn cộng đồng dân cư, tổ chức, tổ, nhóm thợ tại địa phương để triển khai thực hiện gói thầu;

Bước 2: Tổ chức lựa chọn;

Bước 3: Phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn;

Bước 4:Hoàn thiện, ký kết hợp đồng.

(Khoản 7 Điều 38 Luật Đấu thầu 2013)

Bài viết cùng chuyên mục

Tham khảo thêm

Thủ tục khiếu nại tố cáo

Thủ tục khiếu nại tố cáo theo quy định của pháp luật Việt Nam bao gồm các bước sau: Giải quyết khiếu nại lần đầu:

Làm gì khi bị ép cung

Ép cung là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bị ép cung. Khi bị

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on pinterest
Pinterest
Share on tumblr
Tumblr

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY LUẬT VIỆT PHÚ