Kinh doanh thú y là ngành nghề kinh doanh có điều kiện; để đảm bảo các thủ tục đăng ký đúng và đủ thì cần nắm rõ những điều kiện; cũng như thủ tục xin giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thuốc thú y, giấy phép kinh doanh thuốc thú y mà bài viết sau sẽ cung cấp.
Đời sống hiện đại ngày nay; các vấn đề về sức khỏe vật nuôi cũng được quan tâm nhiều hơn trước. Để đáp ứng nhu cầu đó thì ngày càng nhiều có nhiều người tham gia kinh doanh lĩnh vực này. Sau đây là những điều kiện và thủ tục cần nắm để đăng ký kinh doanh thú y
Mục lục
1. Điều kiện cấp phép kinh doanh thú y
Điều kiện kinh doanh thuốc thú y đối với các cửa hàng; đại lý bán buôn, bán lẻ thuốc thú y như sau
(Điều 8 Thông tư 51/2009/TT-BNNPTNT)
- Có địa chỉ cố định, có biển hiệu ghi tên cửa hàng, cơ sở hoặc tên doanh nghiệp, mã số kinh doanh được cấp; bảng niêm yết đăng ký kinh doanh.
- Diện tích cửa hàng tối thiểu 10m2
- Có đủ phương tiện cần thiết để bày hàng, bán hàng; hàng hóa được sắp xếp khoa học, giữ gìn sạch sẽ.
- Có đủ sổ sách theo dõi xuất, nhập hàng;
- Bảo quản thuốc theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất, cụ thể:
-
- a) Bảo quản ở điều kiện bình thường: nhiệt độ từ 15-300
- b) Bảo quản mát: nhiệt độ từ 8-150
- c) Bảo quản lạnh: nhiệt độ từ 2-80
- d) Bảo quản đông lạnh: nhiệt độ ≤-100C
- Không được phép bày bán thuốc thú y cùng với hàng hoá khác. Nếu được phép kinh doanh thức ăn chăn nuôi chung với thuốc thú y, phải bày bán ở khu vực riêng.
- Đối với cửa hàng, đại lý bán buôn thuốc thú y phải có kho chứa hàng, đủ diện tích; có đủ các trang thiết bị, phương tiện phù hợp với yêu cầu bảo quản các loại thuốc, nguyên liệu làm thuốc được phép kinh doanh. Hàng hóa phải được sắp xếp trên kệ, giá. Kệ, giá để hàng phải cách mặt sàn ít nhất 20 cm, cách tường ít nhất 20cm, khoảng cách giữa các giá, kệ tối thiểu 30 cm để đảm bảo độ thông thoáng, dễ vệ sinh tiêu độc; có máy phát điện dự phòng đủ công suất.
- Cửa hàng kinh doanh vắc xin phải có thiết bị bảo quản lạnh và có phương tiện dự phòng để bảo quản vắc xin, chế phẩm sinh học khi xảy ra sự cố mất điện; có nhiệt kế theo dõi nhiệt độ và ghi chép hàng ngày.
- Chủ cơ sở, người bán hàng được cơ quan thú y có thẩm quyền cấp Chứng chỉ hành nghề theo qui định.
Chứng chỉ hành nghề thú y (Điều 22 – Nghị định 35/2016/NĐ-CP)
Theo quy định tại Điều 108 của Luật thú y ,chứng chỉ hành nghề thú y được cấp cho tổ chức, cá nhân có đủ Điều kiện hành nghề và đáp ứng về chuyên môn như sau:
-
- Chủ cửa hàng kinh doanh thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y tối thiểu phải có bằng trung cấp chuyên ngành thú y, chăn nuôi thú y, hoặc trung cấp nuôi trồng thủy sản đối với hành nghề thú y thủy sản. Người trực tiếp bán hàng tối thiểu phải có chứng chỉ tốt nghiệp lớp tập huấn về lĩnh vực đăng ký hành nghề do cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y cấp tỉnh cấp;
- Người được cấp chứng chỉ hành nghề thú y phải có giấy khám sức khỏe xác nhận đủ sức khỏe để làm việc của cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên cấp.
- Người phụ trách kỹ thuật của cơ sở phẫu thuật động vật, khám bệnh, chẩn đoán bệnh, xét nghiệm bệnh động vật phải có bằng đại học trở lên chuyên ngành thú y, chăn nuôi thú y hoặc nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản đối với hành nghề thú y thủy sản.
- Người buôn bán thuốc thú y phải có bằng trung cấp trở lên chuyên ngành thú y, chăn nuôi thú y hoặc trung cấp nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản đối với hành nghề thú y thủy sản.
Hồ sơ theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 5 Điều 109 của Luật thú y. Nội dung của Chứng chỉ hành nghề thú y bao gồm:
- a) Họ và tên, ngày tháng năm sinh;
- b) Địa chỉ cư trú;
- c) Bằng cấp chuyên môn;
- d) Loại hình hành nghề;
- đ) Địa Điểm.
Phụ lục về mẫu Chứng chỉ hành nghề thú y và Đơn đăng ký cấp Chứng chỉ hành nghề thú y; được ban hành kèm theo Nghị định 35/2016/NĐ-CP
Việc sử dụng Chứng chỉ hành nghề thú y được quy định như sau:
- a) Chứng chỉ hành nghề thú y về tiêm phòng, chẩn đoán, chữa bệnh, phẫu thuật động vật, tư vấn các hoạt động liên quan đến lĩnh vực thú y được sử dụng trong phạm vi cả nước. Cơ quan cấp Chứng chỉ hành nghề không ghi vào Mục địa Điểm hành nghề;
- b) Chứng chỉ hành nghề thú y của người phụ trách kỹ thuật tại cơ sở phẫu thuật động vật, khám bệnh, chẩn đoán bệnh, xét nghiệm bệnh động vật, buôn bán thuốc thú y được sử dụng trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- c) Chứng chỉ hành nghề thú y của người phụ trách kỹ thuật tại cơ sở sản xuất, kiểm nghiệm, khảo nghiệm, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc thú y được sử trong phạm vi cả nước
2. Thủ tục đăng ký
Sau khi đã đáp ứng được tất cả các điều kiện trên, để đăng ký kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, kinh doanh xuất, nhập khẩu thuốc thú y cần tiến hành theo trình tự như sau:
Trình tự thủ tục
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đăng ký kinh doanh thuốc thú y, bao gồm:
- Đơn đăng ký kiểm tra điều kiện kinh doanh thuốc thú y (Phụ lục 4) thông tư 51/2009/TT_BNNPTNT
- Bản tường trình về điều kiện kinh doanh (Phụ lục 6) thông tư 51/2009/TT_BNNPTNT
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao có công chứng)
- Chứng chỉ hành nghề kinh doanh thuốc thú y (bản sao có công chứng)
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận; trả kết quả tại phòng Hành chính thuộc Chi cục Thú y.
Chủ cơ sở kinh doanh gửi hồ sơ đến Chi cục thú ý địa phương để được xem xét; cấp giấy phép kinh doanh thuốc thú y sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như trên.
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn trao cho người nộp
- Trường hợp hồ sơ còn thiếu hoặc chưa hợp lệ; thì công chức hướng dẫn để người nộp đến nộp hồ sơ làm lại theo quy định.
- Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận; và trả kết quả tại phòng Hành chính thuộc Chi cục Thú y