Yêu cầu buộc thực hiện đúng hợp đồng được quy định như thế nào?

Điều 297 luật Thương mại 2005 có quy định: 1. Buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh.

>> Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp trực tuyến (24/7) gọi số: 0976 085 206

2. Trường hợp bên vi phạm giao thiếu hàng hoặc cung ứng dịch vụ không đúng hợp đồng thì phải giao đủ hàng hoặc cung ứng dịch vụ theo đúng thoả thuận trong hợp đồng. Trường hợp bên vi phạm giao hàng hoá, cung ứng dịch vụ kém chất lượng thì phải loại trừ khuyết tật của hàng hoá, thiếu sót của dịch vụ hoặc giao hàng khác thay thế, cung ứng dịch vụ theo đúng hợp đồng. Bên vi phạm không được dùng tiền hoặc hàng khác chủng loại, loại dịch vụ khác để thay thế nếu không được sự chấp thuận của bên bị vi phạm.

3. Trong trường hợp bên vi phạm không thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này thì bên bị vi phạm có quyền mua hàng, nhận cung ứng dịch vụ của người khác để thay thế theo đúng loại hàng hoá, dịch vụ ghi trong hợp đồng và bên vi phạm phải trả khoản tiền chênh lệch và các chi phí liên quan nếu có; có quyền tự sửa chữa khuyết tật của hàng hoá, thiếu sót của dịch vụ và bên vi phạm phải trả các chi phí thực tế hợp lý.

4. Bên bị vi phạm phải nhận hàng, nhận dịch vụ và thanh toán tiền hàng, thù lao dịch vụ, nếu bên vi phạm đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo quy định tại khoản 2 Điều này.

5. Trường hợp bên vi phạm là bên mua thì bên bán có quyền yêu cầu bên mua trả tiền, nhận hàng hoặc thực hiện các nghĩa vụ khác của bên mua được quy định trong hợp đồng và trong Luật này.

Thực hiện hợp đồng dân sự theo quy định của pháp luật

Tổng đài tư vấn pháp luật 0976 085 206

Thực hiện hợp đồng dân sự theo quy định của pháp luật được quy định trong Bộ luật dân sự 2015 như thế nào? Nội dung thực hiện hợp đồng với từng loại hợp đồng có điểm gì khác nhau?

Thực hiện hợp đồng dân sự là gì?

Sau khi các bên đã giao kết hợp đồng dưới một hình thức nhất định phù hợp với pháp luật và hợp đồng đó đáp ứng đầy đủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự thì hợp đồng có hiệu lực bắt buộc đối với các bên. Từ thời điểm đó, các bên trong hợp đồng bắt đầu có quyền và nghĩa vụ dân sự đối với nhau. Theo nội dung của hợp đồng, các bên lần lượt tiến hành các hành vi mang tính nghĩa vụ đúng với tính chất đối tượng, thời hạn, phương thức và địa điểm mà nội dung của hợp đồng đã xác định.

Vì vậy, thực hiện hợp đồng dân sự là việc các bên tiến hành các hành vi mà mỗi một bên tham gia hợp đồng phải thực hiện nhằm đáp ứng những quyền dân sự tương ứng của bên kia.

Nội dung thực hiện hợp đồng dân sự

Khi thực hiện hợp đồng dân sự, các bên tham gia hợp đồng phải thực hiện đúng, đầy đủ các điều khoản về đối tượng, địa điểm, thời hạn, phương thức và các thỏa thuận khác mà nội dung của hợp đồng đã xác định. Ngoài ra, việc thực hiện hợp đồng dân sự còn phải tuân theo những cách thức mà pháp luật quy định đối với từng loại hợp đồng cụ thể sau:

Đối với hợp đồng đơn vụ

Điều 409 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định Đối với hợp đồng đơn vụ, bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đúng như đã thỏa thuận, chỉ được thực hiện trước hoặc sau thời hạn nếu được bên có quyền đồng ý.

Đối với hợp đồng song vụ

Điều 410 BLDS quy định về việc thực hiện hợp đồng song vụ như sau:

– Trong hợp đồng song vụ, khi các bên đã thỏa thuận thời hạn thực hiện nghĩa vụ thì mỗi bên phải thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến hạn; không được hoãn thực hiện với lý do bên kia chưa thực hiện nghĩa vụ đối với mình, trừ trường hợp hoãn thực hiện nghĩa vụ và Nghĩa vụ không thực hiện được do lỗi của một bên.

– Trường hợp các bên không thỏa thuận bên nào thực hiện nghĩa vụ trước thì các bên phải đồng thời thực hiện nghĩa vụ đối với nhau; nếu nghĩa vụ không thể thực hiện đồng thời thì nghĩa vụ nào khi thực hiện mất nhiều thời gian hơn thì nghĩa vụ đó phải được thực hiện trước.

Quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ

Bên phải thực hiện nghĩa vụ trước có quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ, nếu khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên kia đã bị giảm sút nghiêm trọng đến mức không thể thực hiện được nghĩa vụ như đã cam kết cho đến khi bên kia có khả năng thực hiện được nghĩa vụ hoặc có biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Bên phải thực hiện nghĩa vụ sau có quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ đến hạn nếu bên thực hiện nghĩa vụ trước chưa thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến hạn.

Nghĩa vụ không thực hiện được do lỗi của một bên

Trong hợp đồng song vụ, khi một bên không thực hiện được nghĩa vụ của mình do lỗi của bên kia thì có quyền yêu cầu bên kia vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình hoặc hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Đối với hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba

BLDS quy định việc Thực hiện hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba tại Điều 415, cụ thể:

– Khi thực hiện hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba thì người thứ ba có quyền trực tiếp yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình; nếu các bên trong hợp đồng có tranh chấp về việc thực hiện hợp đồng thì người thứ ba không có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cho đến khi tranh chấp được giải quyết.

– Bên có quyền cũng có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba.

Quyền từ chối của người thứ ba

Trường hợp người thứ ba từ chối lợi ích của mình trước khi bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ thì bên có nghĩa vụ không phải thực hiện nghĩa vụ, nhưng phải thông báo cho bên có quyền và hợp đồng được coi là bị hủy bỏ, các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Trường hợp người thứ ba từ chối lợi ích của mình sau khi bên có nghĩa vụ đã thực hiện nghĩa vụ thì nghĩa vụ được xem là đã hoàn thành và bên có quyền vẫn phải thực hiện cam kết đối với bên có nghĩa vụ. Trong trường hợp này, lợi ích phát sinh từ hợp đồng thuộc về bên mà nếu hợp đồng không vì lợi ích của người thứ ba thì họ là người thụ hưởng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản

Hoàn cảnh thay đổi cơ bản khi có đủ các điều kiện sau đây:

– Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi giao kết hợp đồng;

– Tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên không thể lường trước được về sự thay đổi hoàn cảnh;

– Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu như các bên biết trước thì hợp đồng đã không được giao kết hoặc được giao kết nhưng với nội dung hoàn toàn khác;

– Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không có sự thay đổi nội dung hợp đồng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên;

– Bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép, phù hợp với tính chất của hợp đồng mà không thể ngăn chặn, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến lợi ích.

Trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản, bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng trong một thời hạn hợp lý.

Trường hợp các bên không thể thỏa thuận được về việc sửa đổi hợp đồng trong một thời hạn hợp lý, một trong các bên có thể yêu cầu Tòa án:
– Chấm dứt hợp đồng tại một thời điểm xác định;

– Sửa đổi hợp đồng để cân bằng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên do hoàn cảnh thay đổi cơ bản.

Tòa án chỉ được quyết định việc sửa đổi hợp đồng trong trường hợp việc chấm dứt hợp đồng sẽ gây thiệt hại lớn hơn so với các chi phí để thực hiện hợp đồng nếu được sửa đổi.

Trong quá trình đàm phán sửa đổi, chấm dứt hợp đồng, Tòa án giải quyết vụ việc, các bên vẫn phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Sửa đổi hay đơn phương chấm dứt Hợp đồng khi hoàn cảnh có sự thay đổi hoàn cảnh cơ bản

Hợp đồng dân sự được thiết lập hợp pháp thì có hiệu lực pháp lý ràng buộc các bên kể từ thời điểm giao kết và các bên không được tự ý sửa đổi hoặc hủy bỏ, chấm dứt. Những điều khoản được ghi nhận trong hợp đồng được xem như “luật giữa các bên”. Đây chính là yêu cầu mang tính bản chất của hiệu lực hợp đồng và là nội dung cơ bản của nguyên tắc hiệu lực bất biến (pacta sunt servenda) trong lĩnh vực hợp đồng. Nhưng quan hệ hợp đồng không phải là bất biến mà mang tính chất của một quá trình và hàm chứa nhiều loại nguy cơ, rủi ro. Thực tế, quá trình thực hiện hợp đồng, nhất là các hợp đồng dài hạn, những người làm kinh doanh thường phải đối mặt với những rủi ro, làm đảo lộn sự cân bằng vốn có của hợp đồng, làm cho một bên gặp khó khăn đặc biệt trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình, thậm chí không thể thực hiện được nghĩa vụ trong hợp đồng. Những trường hợp này có thể được giải quyết bằng cơ chế giải phóng nghĩa vụ của hợp đồng, như cho phép một trong các bên được chấm dứt hợp đồng để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình, hoặc cho phép các bên thỏa thuận sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng cho phù hợp với hoàn cảnh mới. Bộ luật dân sự 2015 (BLDS 2015) đã dành một điều luật để quy định về việc “thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản”. Đây là một quy định mới được bổ sung ở BLDS 2015. Việc bổ sung quy định về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi là để bảo vệ lợi ích chính đáng của các bên trong hợp đồng và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Khi nào được coi là hoàn cảnh có sự thay đổi trong quá trình thực hiện hợp đồng?
Theo Khoản 1 Điều 420 BLDS 2015 Hoàn cảnh thay đổi cơ bản khi có đủ các điều kiện sau đây:
(i) Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi giao kết hợp đồng. Sự thay đổi hoàn cảnh thực hiện hợp đồng phải có tính khách quan, tức là không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của các bên trong hợp đồng. Ví dụ: bão, lũ, cháy, đình công, bạo động, có một quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc một sự kiện khách quan diễn ra nằm ngoài sự kiểm soát của một bên… Điều kiện này có điểm tương đồng với các sự kiện được coi là “bất khả kháng”.
(ii) Tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên không thể lường trước được về sự thay đổi hoàn cảnh. Nghĩa là, sự thay đổi của hoàn cảnh nằm ngoài ý chí và khả năng tính toán trước của các bên. Quy định này cũng thể hiện tính khách quan của sự thay đổi hoàn cảnh thực hiện hợp đồng.
(iii) Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu như các bên biết trước thì hợp đồng đã không được giao kết hoặc được giao kết nhưng với nội dung hoàn toàn khác; Theo quy định này, sự thay đổi của hoàn cảnh thực hiện hợp đồng làm cho các bên không thể thực hiện được hợp đồng theo những điều khoản đã ký kết. Mức độ của sự thay đổi của hoàn cảnh có thể khiến cho việc giao kết hợp đồng sẽ không được diễn ra hoặc diễn ra với nội dung khác.
(iv) Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không có sự thay đổi nội dung hợp đồng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên; Nếu như không thay đổi nội dung của hợp đồng thì sẽ gây thiệt hại nghiêm trong cho một bên. Thiệt hại nghiêm trọng được đề cập ở đây được hiểu là nếu thiệt hại xảy ra, thì một trong các bên không đạt được mục đích giao kết hợp đồng.
(v) Bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép, phù hợp với tính chất của hợp đồng mà không thể ngăn chặn, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến lợi ích. Đây là quy định nhằm xác định nghĩa vụ của bên bị ảnh hưỏng bởi sự thay đổi của hoàn cảnh thực hiện hợp đồng. Nếu như bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu chấm dứt hoặc sửa đổi hợp đồng thì bản thân họ cũng có nghĩa vụ ngăn chặn, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng của sự thay đổi hoàn cảnh đến lợi ích của mình. Khi bên có lợi ích bị ảnh hưởng đưa ra yêu cầu chấm dứt hoặc thay đổi nội dung của hợp đồng thì phải chứng minh đầy đủ các điều kiện, đặc biệt phải chứng minh mình đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết mà vẫn không thể ngăn chặn, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến lợi ích từ sự thay đổi đó.
Một số ví dụ cho trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản như sau: 
Vụ việc thứ nhất, Công ty A là công ty kinh doanh bất động sản có lô đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với thời hạn sử dụng đất là “lâu dài”. Vì cần vốn để phục vụ sản suất kinh doanh của mình nên Công ty A đã chuyển nhượng lại lô đất này cho Công ty B (cũng là một công ty kinh doanh bất động sản). Sau khi ký hợp đồng chuyển nhượng, Công ty B đã thanh toán được một phần giá trị hợp đồng, đến ngày cuối cùng của thời hạn thanh toán toàn bộ giá trị chuyển nhượng theo Hợp đồng thì Công ty B nhận được Công văn của Sở tài nguyên và môi trường tỉnh H (nơi có đất) gửi tới những người sử dụng đất có ghi sai thông tin thời hạn sử dụng đất trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến văn phòng Sở TN&MT để được hướng dẫn thủ tục đính chính lại thời hạn sử dụng đất từ “lâu dài” thành “50 năm”. Việc thay đổi thời hạn sử dụng đất làm thay đổi đáng kể giá trị của thửa đất dẫn đến giá trị chuyển nhượng cũng có thể bị thay đổi đáng kể.
Vụ việc thứ hai, Công ty X là doanh nghiệp 100%  vốn nhà nước do Bộ Xây dựng là đại diện chủ sở hữu, ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng, Công ty X là chủ đầu tư của Dự án Khách sạn A. Công ty X đã ký hợp đồng tổng thầu xây dựng với Nhà thầu Y về việc xây dựng Khách sạn A . Thời hạn thực hiện là 18 tháng kể từ ngày Hợp Đồng có hiệu lực. Công ty X đã tạm ứng cho nhà thầu Y 25% giá trị hợp đồng để nhập vật tư, vật liệu chuẩn bị khởi công.  Nhà thầu đã mua sắm vật tư, vật liệu và thực hiện được một phần khối lượng thi công, thì Công ty X nhận được thông báo của Chính phủ về việc rút vốn khỏi các lĩnh vực đầu tư ngoài ngành, theo đó Công ty phải chuyển nhượng Dự án Khách sạn A để thu hồi vốn đầu tư ngoài ngành. Việc chuyển nhượng dự án Khách sạn A dẫn đến việc thực hiện hợp đồng tổng thầu bị ảnh hưởng và đây cũng được xem là một tình huống hợp đồng có hoàn cảnh thay đổi cơ bản.
Hậu quả pháp lý khi có sự thay đổi cơ bản của hoàn cảnh trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể: Khoản 2 Điều 420 BLDS 2015 quy định: “Trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản, bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng trong một thời hạn hợp lý”.
Khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản xảy ra, BLDS 2015 đã ghi nhận và trao quyền đàm phán lại hợp đồng cho bên có lợi ích bị ảnh hưởng. Khi đó bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu bên còn lại sửa đổi các điều khoản trong hợp đồng cho phù hợp với thực tế và cân bằng lợi ích của hai bên.
Với vụ việc thứ nhất, khi phát sinh sự việc thay đổi thời hạn sử dụng đất từ “lâu dài” thành “50 năm” công ty B có quyền yêu cầu đàm phán lại về giá trị hợp đồng, yêu cầu giảm giá chuyển nhượng cho phù hợp với giá trị thực tế của loại đất “50 năm” tại thời điểm chuyển nhượng.
Với vụ việc thứ hai, khi phát sinh sự việc yêu cầu chuyển nhượng dự án theo chủ trương của Chính phủ thì Công ty X có quyền đề nghị thỏa thuận lại nội dung Hợp Đồng sau khi Bộ Xây dựng hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án chuyển nhượng Dự án hoặc các bên có quyền thỏa thuận chấm dứt hợp đồng.
Khi các bên không thể thỏa thuận được về việc sửa đổi hợp đồng.
Pháp luật không quy định thời gian cụ thể để các bên đàm phán lại hợp đồng, chỉ khi các bên không đạt được sự thỏa thuận thì mới nhờ Tòa án can thiệp, tức là các bên phải nỗ lực đàm phán, thỏa thuận chỉnh sửa, bổ sung điều khoản hợp đồng cho phù hợp với hoàn cảnh mới, chỉ khi nào các bên không đạt được sự thống nhất thì mới được nhờ Tòa án giải quyết.
Khi đó theo Khoản 3 Điều 420 BLDS 2015: Trường hợp các bên không thể thỏa thuận được về việc sửa đổi hợp đồng trong một thời hạn hợp lý, một trong các bên có thể yêu cầu Tòa án: (i) Chấm dứt hợp đồng tại một thời điểm xác định; (ii) Sửa đổi hợp đồng để cân bằng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên do hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Tòa án chỉ được quyết định việc sửa đổi hợp đồng trong trường hợp việc chấm dứt hợp đồng sẽ gây thiệt hại lớn hơn so với các chi phí để thực hiện hợp đồng nếu được sửa đổi.
Như vậy, việc đơn phương chấm dứt hợp đồng khi có hoàn cảnh thay đổi cơ bản chỉ xảy ra khi có Quyết định của Tòa án, một trong các bên không thể tự ý chấm dứt và cũng không phải cứ có yêu cầu là Tòa án sẽ cho chấm dứt hợp đồng. Việc can thiệp này là cần thiết bởi nó như “sợi dây trói buộc” mà bên bị ảnh hưởng sẽ mong muốn được “giải thoát” và “chỉ” Tòa án mới có khả khả năng “giải phóng” cho họ.
Một vấn đề cần lưu ý là trong quá trình đàm phán sửa đổi, chấm dứt hợp đồng, Tòa án giải quyết vụ việc, các bên vẫn phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác (Khoản 4 Điều 420 BLDS 2015). Có nghĩa rằng trừ khi các bên có thỏa thuận về việc ngừng thực hiện hợp đồng, nếu không, các bên vẫn phải thực hiện các nghĩa vụ trong hợp đồng đã xác lập trước đó trong suốt quá trình đàm phán sửa đổi, chấm dứt hợp đồng và ngay cả trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc.
Những khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng Điều 420 BLDS 2015.
Quy định về thực hiện hợp đồng khi có sự thay đổi cơ bản tại Điều 420 BLDS 2015 là một quy định mới đã tháo gỡ nhiều vướng mắc cho các bên trong thực tế thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên vẫn còn những vấn đề liên quan chưa quy định rõ dẫn đến khó khăn trong việc áp dụng trong thực tiễn, ví dụ như:
Thứ nhất, về quyền đàm phán lại hợp đồng và thời gian để yêu cầu đàm phán lại hợp đồng.
Pháp luật quy định cho phép bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền được yêu cầu đàm phán lại hợp đồng trong khoảng thời gian hợp lý. Tuy nhiên BLDS chưa quy định cụ thể bên nhận được yêu cầu đàm phán lại có bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ đàm phán lại hay không và khoảng thời gian hợp lý là bao lâu?. Có nên hay không việc mặc nhiên thừa nhận quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia để phù hợp với nguyên tắc trung thực, thiện trí là một trong những nguyên tắc cơ bản của Bộ luật dân sự. Bởi nếu như bên nhận được yêu cầu đàm phán lại không bắt buộc phải đàm phán thì hầu như các trường hợp bên không có lợi ích bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh thay đổi đều không muốn đàm phán lại.
Về vấn đề khoảng thời gian hợp lý thì cơ quan tư pháp có nên ban hành hướng dẫn về tần xuất hay một khoảng thời gian xác định cụ thể hay không bởi nó có liên quan rất lớn đến quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia hợp đồng.
Thứ hai, điều kiện để được tạm ngừng thực hiện hợp đồng khi có hoàn cảnh thay đổi cơ bản xuất hiện.
Khoản 4 Điều 420 BLDS 2015 quy định: “trong quá trình đàm phán sửa đổi, chấm dứt hợp đồng, Tòa án giải quyết vụ việc, các bên vẫn phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”. Có vẻ như quy định này không hợp lý, và trong một số trường hợp, quy định này đang làm khó cho bên có lợi ích bị ảnh hưởng nếu như bên còn lại không đồng ý tạm ngừng thực hiện Hợp đồng, trong khi việc tiếp tục thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản có thể gây ra tổn thất rất lớn về kinh tế cho bên có lợi ích bị ảnh hưởng. Ngược lại, bên không có lợi ích bị ảnh hưởng có thể lợi dụng để thu lợi và bảo vệ lợi ích của riêng mình mà không màng đến sự khó khăn của bên kia, và trong quá trình giải quyết, bên có lợi ích ảnh hưởng có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời hay không. Chúng ta có thể “tận dụng” quyền hạn và trách nhiệm để tạo hướng mở giúp Tòa án có thể bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ thể tốt hơn bằng việc cho phép Tòa án có thể căn cứ vào tình hình thực tế đang diễn ra mà quyết định cho tạm ngừng thực hiện hợp đồng đến khi có quyết định cuối cùng của Tòa án, chứ không chỉ dựa vào thỏa thuận giữa các bên.
Thứ ba, sửa đổi hay chấm dứt hợp đồng.
 “Tòa án chỉ được quyết định việc sửa đổi hợp đồng trong trường hợp việc chấm dứt hợp đồng sẽ gây thiệt hại lớn hơn so với các chi phí để thực hiện hợp đồng”. Từ “chỉ” rất dễ gây ra sự “lạm quyền” và “tùy tiện”, đồng thời đặt ra gánh nặng trong việc áp dụng thực tế, bởi việc xác định thiệt hại “trong trường hợp chấm dứt hợp đồng” và xác định “chi phí để thực hiện hợp đồng” là các vấn đề hết sức phức tạp và khó khăn, không phải người xét xử nào cũng có đủ hiểu biết và trình độ để tính toán, đặc biệt là với các hợp đồng trong các lĩnh vực có tính đặc thù cao như kỹ thuật, công nghệ thông tin,… Hơn nữa, ngay cả khi Tòa ra quyết định sửa đổi hợp đồng, thì việc sửa đổi các điều khoản cụ thể có được đặt trong chừng mực nào không, hay hoàn toàn dựa trên ý kiến chủ quan của người xét xử. Và, cùng vấn đề đang bàn đó là nếu Tòa án quyết định cho chấm dứt hợp đồng mà cả hai hoặc chỉ một bên trong quan hệ hợp đồng đó vẫn muốn tiếp tục tức là đã khác với quyết định của Tòa án thì giải quyết thế nào?
Thứ tư, trong trường hợp tòa án cho chấm dứt hợp đồng hay sửa đổi hợp đồng quyền và nghĩa vụ các bên được giải quyết như thế nào?
Bộ luật dân sự 2015 chưa có quy định về giải quyết hậu quả của việc chấm dứt hợp đồng hoặc sửa đổi hợp đồng trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản, quyền và nghĩa vụ của các bên giải quyết như thế nào. Vấn đề này cần được giải thích cụ thể hơn để đảm bảo việc áp dụng trong thực tiễn.
Đối với vụ việc thứ nhất, nếu cho phép điều chỉnh lại hợp đồng thì Bên Bán không được bán Quyền sử dụng đất với giá trị đã thỏa thuận trước đó mà các bên sẽ áp dụng mức giá mới phù hợp với hình thức sử dụng đất ở thời điểm giải quyết tranh chấp.
Đối với vụ việc thứ hai, tòa án cho phép chấm dứt hợp đồng thì lúc này nhà thầu sẽ phải hoàn trả lại cho chủ đầu tư tiền tạm ứng hợp đồng sau khi trừ đi phần công việc mà các nhà thầu đã thực hiện.
Thứ năm, về cơ chế giải quyết tranh chấp khi các bên đàm phán lại không thành công.
Điều 420 BLDS 2015 quy định chỉ Tòa án mới có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Quy định này đã bó hẹp chủ thể giải quyết tranh chấp khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản và còn gây mâu thuẫn với quy định của Luật Trọng tài thương mại, cụ thể, Điều 6 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 quy định: “Trong trường hợp các bên tranh chấp đã có thỏa thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Tòa án thì Tòa án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được”. Với quy định này, Tòa án sẽ phải từ chối giải quyết khi các bên đã có thỏa thuận Trọng tài nên Tòa án không thể áp dụng các quy định tại Điều 420 BLDS để cho các bên sửa đổi hợp đồng hay chấm dứt hợp đồng tại một thời điểm xác định. Do vậy, các nhà làm luật cần quy định mở rộng theo hướng Trọng tài cũng có thẩm quyền giải quyết tranh chấp khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản xuất hiện trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Hợp đồng thương mại và kỹ năng đàm phán hợp đồng kinh doanh thương mại

Hợp đồng thương mại là thỏa thuận giữa các bên để xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ trong kinh doanh thương mại. Do vậy đàm phán hợp đồng kinh doanh thương mại là khâu thỏa thuận quan trọng để tạo thuận lợi cho các bên khi thực hiện hợp đồng.

Đàm phán hợp đồng là việc trao đổi, bàn bạc giữa hai hay nhiều bên có một số lợi ích chung và lợi ích đối kháng nhằm mục đích đạt được một thoả thuận chung. Theo đó các bên sẽ tiến hành gặp gỡ tiếp xúc với nhau, bày tỏ quan điểm của mình, đi tới một thống nhất chung mà các bên đều có thể chấp nhận được, sau cùng là tiến tới ký kết hợp đồng.

Vai trò của Luật Sư trong việc Đàm phán hợp đồng

✔ Như chúng ta đã biết tầm quan trong của hợp đồng trong hoạt động thương mại, trong những năm trở lại đây nền kinh tế nước ta có những phát triển vượt bậc, hoạt động kinh doanh diễn ra hết sức sôi động, công việc của luật sư không chỉ dừng ở việc tham gia tranh tụng tại tòa khi có những tranh chấp liên quan tới các hợp đồng đã được ký kết mà ngày nay Luật Sư còn có thể được thân chủ nhờ tư vấn ngay từ giai đoạn soạn thảo, đám phán, ký kế hợp đồng, đặc biệt luật sư có thể được thân chủ ủy quyền tham gia trực tiếp vào quá trình Đàm phán hợp đồng với đối tác.

✔ Do luật sư thong thường được coi là có kỹ năng giao tiếp truyền đạt thông tin tốt, luật sư có thể giúp hai bên thương lượng hiệu quả hơn .Vì vậy luật sư thường đứng ra trình bày một số vấn đề không chỉ là vấn đề pháp lý mà cả những vấn đề mang tính thương mại như giá cả điều kiện hợp đồng …vv. Thân chủ chỉ ngồi nghe và chỉ thị cho luật sư .Có khi thân chủ không cần đi đàm phán mà cử luật sư đi đàm phán một mình .Trong trường hợp như vậy luật sư phải rất cẩn thận không đưa ra những cam kết ngoài phạm vi ủy quyền Trong quá trình đàm phán luật sư cố gắng bảo vệ than chủ mình một cách tốt nhất .Cụ thể luật sư sẽ cố gắng đàm phán soạn thảo hợp đồng sao cho rõ rang ,thể hiện đúng nội dung đàm phán ,không chồng chéo ,mâu thuẫn

✔ Khi nảy sinh những vấn đề mang tính pháp lý luật sư sử dụng các hiểu biết của mình đua ra những giải pháp phù hợp với pháp luật và bảo vệ tốt nhất thân chủ của mình

✔ Đối với mỗi điều khoản đặc biệt là điều khoản do đối tác đưa ra , luật sư có vai trò giải thích rõ cho thân chủ các rủi ro pháp lý liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của thân chủ . Trong rất nhiều trường hợp thân chủ không lường trước được những rủi ro này

✔ Khi hai bên đã thống nhất được với nhau về một nguyên tắc cụ thể .luật sư giúp hai bên đặc biệt là thân chủ mình soạn thảo ngôn ngữ hợp đồng diễn tả đúng chính xác nội dung đã được thống nhất .không để xảy ra những sơ hở hay những rủi ro do ngôn ngữ hợp đồng thiếu chặt chẽ.

Công tác chuẩn bị trước khi đàm phán hợp đồng

✔ Sự thành công trong đàm phán phụ thuộc thuộc rất nhiều vào quá trình chuẩn bị trước khi đàm phán nếu bạn chuẩn bị càng tốt thì càng thấy tự tin và kết thức đàm phán sớm hơn .Những công việc luật sư phải chuẩn bị trước khi đàm phán.

– Thu thập thông tin (về thị trường, về đối tượng kinh doanh, về đối tác, về đối thủ cạnh tranh)

– Đề ra mục tiêu (Cao nhất, thấp nhất, trọng tâm Dự thảo hợp đồng, nội dung các điều khoản cần đàm phán (yêu cầu tối đa, yêu cầu tối thiểu, những nhượng bộ có thể phải thực hiện, những đòi hỏi đổi lại cho mỗi nhượng bộ đó…) Chuẩn bị nhân sự đàm phán (trưởng đoàn, luật sư, thương mại, phiên dịch…)

– Chuẩn bị chiến lược (cộng tác, thỏa hiệp, hòa giải…)

– Chuẩn bị chiến thuật (thời gian, địa điểm, thái độ)

✔ Nắm thật chắc cụ thể nội dung giao dịch được đàm phán .Người luật sư không thể đàm phán một giao dịch nếu chưa biết rõ những nội dung cơ bản và đặc thù của nó .Điều này luật sư phải đọc kỹ tài liệu và trao đổi kỹ với khách hang về giao dịch sắp phải đàm phán

✔ Trên cơ sở nội dung giao dịch người luật sư cần nắm chắc những ý đồ và các phương án của thân chủ mình .Sở dĩ phải làm như vậy vì không khi nào tất cả các nội dung đua ra đều có sự thống nhất của các bên nên luật sư cần nắm chắc để không đưa ra những cam kết ngoài phạm vi ủy quyền

✔ Luật sư nên chuẩn bị hai bản dự thảo hoặc ít nhất phải có được ý tưởng về hai bản dự thảo hợp đồng với nội dung mà thân chủ có thể chấp nhận được các dự thỏa này đầu tiên được luật sư soạn thảo hay được phía đố tác cung cấp và luật sư đã tiến hành sửa đổi để đảm bảo tốt hơn lợi ích của thân chủ của mình .Một dự thỏa với nội dung tốt nhất mà thân chủ mình chấp nhận ,một dự thảo thể hiện nội dung thấp nhất mà thân chủ vẫn chấp nhận được .Hai dự thảo này sẽ thể hiện mức trần và mức sàn mà trong phạm vi đó luật sư được quyền đàm phán và quyết định .Mọi vấn đề thấp hơn mức sàn phải được sự đồng ý của thân chủ

✔ Luật sư phải cố gắng dự đoán trước những gì mà đối tác có thể đưa ra để có thể lường trước những suy nghĩ và vạch sẵn những lý lẽ để có thể phản bác hoặc có thể chỉ chấp nhận một phần các đề xuất của phía đối tác .điều này tránh cho luật sư sự lung túng vội vàng trong quá trình đàm phán

✔ Luật sư nên mang theo tất cả những tài liệu liên quan kể cả các văn bản pháp luật để tiện tra cứu khi cần thiết

✔ Cuối cùng luật sư phải luôn gi nhớ một điều đừng hy vọng có thể hoàn tất đàm phán ngay trong lần gặp gỡ đầu tiên . Tất nhiên đó là mong muốn của và cố gắng của luật sư.

Một số nguyên tắc khi Đàm phán hợp đồng thương mại

– Ấn tượng ban đầu.

– Chú ý tới các cử chỉ, thái độ và động tác của cơ thể trong khi đàm phán.

– Phải xác định rõ mục tiêu đàm phán và luôn luôn bám sát theo đuổi mục tiêu này trong suốt quá trình đàm phán.

– Phải biết trình bày, sử dụng từ ngữ một cách khôn khéo, linh hoạt.

– Người đàm phán cần phải biết mình có thể được phép đi tới đâu, tự do đàm phán tới giới hạn nào.

– Ðể thành công trong đàm phán, cần có một ý thức, tư duy sẵn sàng thoả hiệp nếu cần thiết.

– Cần chốt lại vấn đề các bên đã thỏa thuận được trước khi chuyển sang nội dung đàm phán mới.

✔ Một khi đã chuẩn bị đầy đủ thì luật sư có thể tự tin bước vào đàm phán Đàm phán nhiều khi không chỉ có nghĩa là phải tranh đấu . Phần nhiều thời gian đàm phán là dành để hai bên trình bày quan điểm và hiểu nhau hơn từ đó chấp nhận những điều kiện hợp lý hơn .Vì thế luật sư cần bước vào vòng đàm phán với một tâm lý thoải mái ,tránh gây không khí căng thẳng Điều này rất dễ nếu như luật sư đã có sự chuẩn bị kỹ

✔ Thông thường việc dàm phán thường diễn ra trên cơ sở bản dự thảo hợp đồng hai bê sẽ đi qua từng điều khoản một, điều khoản nào mà hai bên đồng ý thì đi qua nhanh, những điều khoản nào quan trọng mà hai bên cần đàm phán thì mất nhiều thời gian hơn. Đầu tiên duong nhiên luật sư sẽ đề xuất phương án tốt nhất cho thân chủ của mình, sau đó chờ phản hồi từ phía đối tác.

✔ Khi bên đối tác không đồng ý về vấn đề gì thì luật sư tiến hành tìm hiểu nguyên nhân, và đề nghị phía đối tác đưa ra quan điểm của họ trên cơ sở mục tiêu, phương hướng đã đặt ra từ trước với thân chủ của mình xem xét có thể nhượng bộ được hay không, có thể chấp nhận được được yêu cầu của phía đối tác hay không, và chấp nhận ở mức độ nào.

✔ Những vấn đề trong quá trình đàm phám mà hai bên còn chưa thống nhất được thì có thể gác lại đàm phán sau khi trao đổi lại với thân chủ, đề xuất phương án giải quyết, tìm ra phương án tối ưu mà hai bên có thể chấp nhận được.

Những lỗi thông thường trong đàm phán
– Bước vào đàm phán với đầu óc thiếu minh mẫn, vấn đề này ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả đàm phán, sự toàn tâm toàn ý của người đàm phán, thể hiện tinh thần làm việc cao độ, có trách nhiệm, sang suốt trong đàm phán sẽ cho một kết quả tốt.

– Không biết đối tác ai là người có quyền quyết định, dẫn đến tình trạng không biết mình đang đàm phán với ai, quan điểm thực sự của bên đối tác là gì, điều này sẽ làm mất tính chủ động của luật sư khi đàm phán

– Không biết điểm mạnh của mình là gì và sử dụng nó như thế nào

– Bước vào đàm phán với mục đích chung chung, không có mục tiêu cụ thể điếu này rất khó để đạt được cuộc đàm phán thành công

– Không đề xuất những quan điểm và lý lẽ có giá trị

– Không kiểm sóat các yếu tố tưởng như không quan trọng như thời gian và trật tự của các vấn đề

– Không để cho bên kia đưa ra đề nghị trước

– Bỏ qua thời gian và địa điểm như là 1 vũ khí trong đàm phán

– Từ bỏ khi cuộc đàm phán dường như đi đến chỗ bế tắc

– Không biết kết thúc đúng lúc.

Chúc các bạn thành công!

Bài viết cùng chuyên mục

Tham khảo thêm

Thủ tục khiếu nại tố cáo

Thủ tục khiếu nại tố cáo theo quy định của pháp luật Việt Nam bao gồm các bước sau: Giải quyết khiếu nại lần đầu:

Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
Tumblr

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY LUẬT VIỆT PHÚ