Vẫn còn rất nhiều người nhầm lẫn hai khái niệm pháp lý này, không biết khi nào thì khởi tố vụ án và khi nào thì khởi tố bị can. Bài viết sau đây sẽ giải đáp thắc mắc nêu trên.

Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về khởi tố vụ án và khởi tố bị can như sau:

Khởi tố vụ án hình sự

**Thời điểm khởi tố vụ án:

Khi xác định có dấu hiệu tội phạm do cá nhân, pháp nhân thực hiện thì cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự theo quy định (Khoản 1 Điều 432; Điều 143).

**Căn cứ khởi tố vụ án:

Chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ sau:

– Tố giác của cá nhân;

– Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

– Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng;

– Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;

– Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm;

– Người phạm tội tự thú.

(Điều 143).

**Thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án

Bao gồm 04 cơ quan sau đây:

(1) Cơ quan điều tra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với tất cả vụ việc có dấu hiệu tội phạm, trừ những vụ việc do cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử đang thụ lý, giải quyết theo quy định;

(2) Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong các trường hợp theo quy định;

(3) Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong các trường hợp sau:

– Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;

– Viện kiểm sát trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;

– Viện kiểm sát trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm hoặc theo yêu cầu khởi tố của Hội đồng xét xử.

(4) Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm.

(Điều 153).

Đặc biệt, chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 Bộ luật hình sự 2015 khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết (Khoản 1 Điều 155).
Khởi tố bị can

**Thời điểm khởi tố bị can

Sau khi thực hiện khởi tố vụ án và có đủ căn cứ để xác định một người hoặc pháp nhân đã thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự 2015 quy định là tội phạm thì Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can (Khoản 1 Điều 179).

**Căn cứ khởi tố bị can:

Cá nhân, pháp nhân thực hiện hành vi mà Bộ luật Hình sự 2015 quy định là tội phạm (Khoản 1 Điều 179).

**Thẩm quyền ra quyết định khởi tố bị can

Bao gồm 03 cơ quan sau đây:

(1) Cơ quan điều tra (Khoản 1 Điều 179);

(2) Viện kiểm sát (Khoản 4 Điều 179):

– Trường hợp phát hiện có người đã thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm chưa bị khởi tố thì Viện kiểm sát yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can hoặc trực tiếp ra quyết định khởi tố bị can nếu đã yêu cầu nhưng Cơ quan điều tra không thực hiện.

– Sau khi nhận hồ sơ và kết luận điều tra nếu Viện kiểm sát phát hiện có người khác đã thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm trong vụ án chưa bị khởi tố thì Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố bị can và trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra để điều tra bổ sung.

(3) Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra (Khoản 1 Điều 164).

Thùy Liên

Bài viết cùng chuyên mục

Tham khảo thêm

Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
Tumblr

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY LUẬT VIỆT PHÚ