Căn cứ theo quy định tại Luật Nhà ở 2014, phạm vi sử dụng nhà chung cư đã được mở rộng với mục đích kinh doanh, không chỉ giới hạn dùng để ở như trước. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào nhà ở chung cư cũng được phép kinh doanh.

Nhà chung cư là nhà có từ 2 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức.

Theo đó nhà chung cư có các mục đích sử dụng như sau:

– Đối với nhà chung cư được thiết kế, xây dựng chỉ với mục đích để ở: Cá nhân, hộ gia đình, tổ chức không được phép tổ chức kinh doanh.

– Đối với nhà chung cư được xây dựng với mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và để kinh doanh: Cá nhân, hộ gia đình, tổ chức có quyền sử dụng để ở hoặc dùng cho các mục đích khác như làm văn phòng, dịch vụ, thương mại.

Như vậy, cá nhân, tổ chức, hộ gia đình khi có nhu cầu sử dụng nhà ở chung cư để kinh doanh, làm văn phòng, dịch vụ, thương mại thì cần xác định rõ là nhà ở chung cư của mình thuộc loại nào trong hai trường hợp nêu trên.

Bên cạnh đó, cá nhân, tổ chức, hộ gia đình cần lưu ý không kinh doanh tại nhà chung cư vật liệu gây cháy, nổ; dịch vụ gây ô nhiễm môi trường, tiếng ồn hoặc các hoạt động khác làm ảnh hưởng đến cuộc sống của các hộ gia đình, cá nhân trong nhà chung cư theo quy định.

Mức phạt tiền đối với hành vi sử dụng nhà chung cư không đúng mục đích; kinh doanh nhà chung cư không đúng quy định

**Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các hành vi:

(1) Kinh doanh vật liệu gây cháy nổ, dịch vụ sửa chữa xe có động cơ hoặc dịch vụ giết mổ gia súc;

(2) Kinh doanh nhà hàng, karaoke, quán bar tại phần diện tích không dùng để kinh doanh của nhà chung cư hoặc tại phần diện tích dùng để kinh doanh của nhà chung cư nhưng không đảm bảo yêu cầu về cách âm, phòng, chống cháy, nổ hoặc nơi thoát hiểm theo quy định;

(3) Hoạt động kinh doanh tại phần diện tích không dùng để kinh doanh của nhà chung cư theo quy định, trừ trường hợp quy định tại mục (1), (2) và  (5);

**Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi:

(4) Sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở;

**Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi:

(5) Kinh doanh vũ trường tại nhà chung cư.

Trong đó:

– Mức phạt tại các mục (1), (2) và (3) là mức phạt đối với cá nhân.

– Mức phạt tại các mục (4) và (5) là mức phạt đối với tổ chức. Đối với cá nhân vi phạm, thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.

Căn cứ pháp lý:

– Khoản 3 Điều 3, Khoản 11 Điều 6 Luật Nhà ở 2014.

– Khoản 4, Khoản 5 Điều 3 Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư được ban hành kèm theo Thông tư 02/2016/TT-BXD.

– Điểm c, d và đ Khoản 1; Điểm b Khoản 2; Điểm b Khoản 3 Điều 66 Nghị định 139/2017/NĐ-CP.

Thùy Liên

Bài viết cùng chuyên mục

Tham khảo thêm

Thủ tục khiếu nại tố cáo

Thủ tục khiếu nại tố cáo theo quy định của pháp luật Việt Nam bao gồm các bước sau: Giải quyết khiếu nại lần đầu:

Làm gì khi bị ép cung

Ép cung là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bị ép cung. Khi bị

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on pinterest
Pinterest
Share on tumblr
Tumblr

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY LUẬT VIỆT PHÚ