Dịch covid đã tàn phá không chỉ nền kinh tế trong nước mà còn toàn cầu một cách nghiêm trọng. Trong tình hình đó, nhiều doanh nghiệp đã phải giải thể ngừng kinh doanh. Tuy nhiên, để giải thể thì không phải chủ doanh nghiệp nào cũng nắm rõ các bước thực hiện. Bài viết dưới đây của 1ketoan sẽ giúp bạn biết được quy trình giải thể doanh nghiệp.

Căn cứ vào điều 59 Nghị định 78/2015/NĐ – CP quy định:

Trước khi thực hiện thủ tục đăng ký giải thể, doanh nghiệp phải làm thủ tục chấm dứt hoạt động các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.

Quy trình giải thể doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại Điều 208 Luật Doanh nghiệp năm 2020, Điều 59 Nghị định 78/2015/NĐ-CP như sau:

Bước 1: Thông qua quyết định giải thể công ty

Trước hết doanh nghiệp cần tổ chức họp để thông qua quyết định. Quyết định này thể hiện sự nhất trí của các thành viên về các vấn đề liên quan:

  • Lý do giải thể;
  • Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ;
  • Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động và việc thành lập tổ thanh lý tài sản.

Quyết định giải thể doanh nghiệp phải có các nội dung chủ yếu sau:

  • Tên, địa chỉ trụ sở chính;
  • Lý do giải thể;
  • Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp;
  • Thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng không được vượt quá 06 tháng, kể từ ngày thông qua quyết định giải thể;
  • Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động;
  • Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật.

Bước 2: Thông báo công khai quyết định giải thể

Sau khi quyết định giải thể được thông qua, doanh nghiệp phải thông báo cho những người có quyền và lợi ích liên quan đến hoạt động giải thể biết về.

quy trinh giai the

Trường hợp doanh nghiệp còn nghĩa vụ tài chính chưa thanh toán thì phải gửi kèm theo quyết định giải thể phương án giải quyết nợ đến các chủ nợ, người có quyền lợi và nghĩa vụ có liên quan.

Bước 3: Thanh lý tài sản và thanh toán các khoản nợ của công ty

Các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự sau:

  • Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, BHXH theo và các quyền lợi khác của người lao động;
  • Nợ thuế;
  • Các khoản nợ khác.

Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể, phần còn lại thuộc về chủ thể doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty.

Có một điều cần chú ý là Theo Điểm c Khoản 1 Điều 208 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì thời hạn thanh lý hợp đồng không được vượt quá 06 tháng, kể từ ngày thông qua quyết định giải thể.

Bước 4: Nộp hồ sơ giải thể

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 209 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì người đại diện theo pháp luật gửi hồ sơ giải thể đến Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp. Hồ sơ giải thể doanh nghiệp cũng được quy định cụ thể tại Điều 210 Luật này.

Thành phần hồ sơ giải thể bao gồm:

  • Thông báo về việc giải thể
  • Biên bản họp và Quyết định của Đại hội cổ đông về việc giải thể
  • Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán. Gồm cả thanh toán các khoản nợ về thuế và nợ bảo hiểm xã hội
  • Xác nhận của Ngân hàng nơi Công ty mở tài khoản về việc doanh nghiệp đã tất toán tài khoản. Trường hợp chưa mở tài khoản, thì có văn cam kết chưa mở tài khoản và không nợ tại bất kỳ Ngân hàng, tổ chức cá nhân nào.
  • Giấy tờ chứng minh doanh nghiệp đã đăng bố cáo giải thể theo quy định.
  • Thông báo của Cơ quan Thuế về việc đóng mã số thuế; (trường hợp chưa đăng ký thuế thì phải có văn bản xác nhận của Cơ quan Thuế).
  • Giấy chứng nhận của Cơ quan công an về việc doanh nghiệp đã nộp, huỷ con dấu theo quy định. Trường hợp chưa khắc con dấu thì phải có văn bản xác nhận của Cơ quan Công an;
  • Bản gốc Giấy chứng nhận ĐKKD/ĐKDN. Đối với doanh nghiệp thành lập trước ngày 01/01/2000 phải nộp thêm Giấy phép thành lập doanh nghiệp;
  • Báo cáo về việc thực hiện thủ tục giải thể. Trong đó có cam kết đã thanh toán hết các khoản nợ. Bao gồm cả nợ thuế, giải quyết các quyền lợi hợp pháp của người lao động.
  • Trường hợp có chi nhánh, VPĐD thì phải nộp kèm theo hồ sơ giải thể (chấm dứt hoạt động) của chi nhánh, VPĐD.

Bước 5: Cập nhật tình trạng pháp lý trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Khoản 8 Điều 208 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định việc giải thể thực hiện theo hai phương thức:

  • Trường hợp giải thể theo hồ sơ
  • Trường hợp giải thể tự động

Anh chị nên chú ý rằng dù phải giải thể công ty thì nên tuân thủ pháp luật thực hiện các bước giải thể để sau này khi muốn mở công ty khác hoặc muốn làm visa xuất ngoại còn được pháp luật thông qua nhé.

Trên đây là thông tin chi tiết và mới nhất về quy trình giải thể doanh nghiệp. Nếu bạn còn vấn đề chưa được giải đáp, vui lòng gọi Hotline 0936.129.229 / 091.667.9898 để được hỗ trợ.

Bài viết cùng chuyên mục

Tham khảo thêm

Làm gì khi bị ép cung

Ép cung là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bị ép cung. Khi bị

Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
Tumblr

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY LUẬT VIỆT PHÚ