Trình tự, thủ tục cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ năm 2020

1. Trình tự thực hiện:
a. Nộp hồ sơ
– Tổ chức đề nghị cấp giấy phép thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quyết định thành lập; tổng công ty do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập; tổ chức thuộc tổ chức trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có pháp nhân và hạch toán độc lập; tổ chức có pháp nhân và hạch toán độc lập trực thuộc Tổng công ty do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập; tổ chức thuộc cơ quan trung ương của tổ chức xã hội – nghề nghiệp; nhà thầu nước ngoài gửi 01 bộ hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tới cơ quan quản lý chuyên ngành về đo đạc và bản đồ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường;
– Tổ chức đề nghị cấp giấy phép không thuộc quy định tại điểm a khoản này gửi hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương liên thông với hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tới cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
b. Tiếp nhận hồ sơ
– Trong thời hạn 02 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ đề nghị cấp giấy phép. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa đúng theo quy định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hoặc thư điện tử cho tổ chức đề nghị cấp giấy phép về việc hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy định.
2. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a. Thành phần hồ sơ:
– Đơn đề nghị hoặc tệp tin chứa đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ theo Mẫu số 10 Phụ lục I Nghị định số 27/2019/NĐ-CP;
– Bản sao hoặc tệp tin chụp bản chính quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
– Bản sao hoặc tệp tin chụp bản chính văn bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành về đo đạc và bản đồ, bản khai hoặc tệp tin bản khai quá trình công tác của người phụ trách kỹ thuật theo Mẫu số 12 Phụ lục I Nghị định số 27/2019/NĐ-CP hoặc chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ Hạng I, hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng, quyết định bổ nhiệm của người phụ trách kỹ thuật;
– Bản sao hoặc tệp tin chụp bản chính văn bằng, chứng chỉ chuyên môn về đo đạc và bản đồ, hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng của các nhân viên kỹ thuật đo đạc và bản đồ;
– Bản sao hoặc tệp tin chụp bản chính hóa đơn hoặc giấy tờ chứng minh sở hữu hoặc quyền sử dụng phương tiện đo, thiết bị, phần mềm, công nghệ đo đạc và bản đồ.
b. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
3. Thời hạn giải quyết:
a. Thời hạn thẩm định:
– Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý chuyên ngành về đo đạc và bản đồ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức thẩm định hồ sơ, lập biên bản thẩm định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ của các tổ chức;
– Trong thời hạn 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thẩm định, gửi biên bản thẩm định kèm hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ đến cơ quan quản lý chuyên ngành về đo đạc và bản đồ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương liên thông với hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
b. Thời hạn cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ:
Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được biên bản thẩm định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ, thủ trưởng cơ quan quản lý chuyên ngành về đo đạc và bản đồ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt, cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ;
Thời gian giải quyết thủ tục cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ không quá 09 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định.
4. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam.
– Cơ quan trực tiếp thực hiện: Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam, Sở Tài nguyên và Môi trường.
5. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ.
6. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
– Luật Đo đạc và bản đồ ngày 14 tháng 6 năm 2018;
– Nghị định số 27/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đo đạc và bản đồ./.

Trình tự, thủ tục gia hạn giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ năm 2020

Trong thời hạn 60 ngày trước khi giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ hết hạn, nếu tổ chức có nhu cầu gia hạn giấy phép đã được cấp thì gửi hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép đến cơ quan quản lý chuyên ngành về đo đạc và bản đồ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường để làm thủ tục gia hạn. Giấy phép không được gia hạn sau ngày giấy phép hết hạn.
1. Trình tự thực hiện:
a. Nộp hồ sơ
– Tổ chức đề nghị gia hạn giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 35 Nghị định số 27/2019/NĐ-CP qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tới cơ quan quản lý chuyên ngành về đo đạc và bản đồ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường;
2. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a. Thành phần hồ sơ:
– Đơn đề nghị gia hạn giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ theo Mẫu số 14 Phụ lục I Nghị định số 27/2019/NĐ-CP;
– Bản gốc giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ đã được cấp.
b. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
3. Thời hạn giải quyết:
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép, cơ quan quản lý chuyên ngành về đo đạc và bản đồ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm kiểm tra thông tin về giấy phép đã cấp, hoàn thành việc gia hạn giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ, trả giấy phép được gia hạn cho tổ chức, gửi tệp tin chứa bản chụp giấy phép được gia hạn cho cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với các tổ chức do cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm định khi cấp giấy phép
4. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam.
5. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ.
6. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
– Luật Đo đạc và bản đồ ngày 14 tháng 6 năm 2018;
– Nghị định số 27/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đo đạc và bản đồ./.

Thủ tục cấp lại, cấp đổi chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ hạng I năm 2020.

Chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ được cấp lại trong trường hợp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ bị mất.
Chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ được cấp đổi trong các trường hợp chứng chỉ hành nghề bị rách nát, hư hỏng không thể sử dụng được hoặc khi cá nhân có yêu cầu thay đổi thông tin trong chứng chỉ.
1. Hồ sơ đề nghị cấp lại, cấp đổi chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ bao gồm:
a. Thành phần hồ sơ
– Đơn đề nghị cấp lại, cấp đổi chứng chỉ hành nghề theo Mẫu số 17 Phụ lục I Nghị định số 27/2019/NĐ-CP, kèm theo ảnh màu cỡ 4×6 cm có nền màu trắng hoặc tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính đơn đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề kèm theo ảnh màu cỡ 4×6 cm có nền màu trắng;
– Chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ đã được cấp đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
b. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
2. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ gửi đến cơ quan cấp chứng chỉ theo một trong các hình thức sau:
a. Qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến;
b. Gửi 01 bộ hồ sơ giấy kèm theo tệp tin chứa hồ sơ theo hình thức trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính.
3. Cơ quan tiếp nhận và giải quyết: Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam
4. Thời hạn giải quyết:
– Cá nhân đề nghị cấp lại, cấp đổi chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ gửi hồ sơ theo quy định đến cơ quan đã cấp chứng chỉ hành nghề;
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề hoàn thành việc cấp lại, cấp đổi chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ, trả chứng chỉ được cấp lại, cấp đổi cho cá nhân đề nghị cấp lại, cấp đổi chứng chỉ.
Trường hợp hồ sơ chưa đúng theo quy định, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hoặc thư điện tử cho cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ về yêu cầu hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy định.
Nội dung hành nghề đo đạc và bản đồ được cấp chứng chỉ và thời hạn của chứng chỉ cấp lại, cấp đổi được giữ nguyên như chứng chỉ đã cấp.
5. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ hạng I.
Căn cứ pháp lý của TTHC.
– Luật Đo đạc và bản đồ ngày 14 tháng 6 năm 2018;
– Nghị định số 27/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đo đạc và bản đồ./.

Trình tự, thủ tục cấp lại giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ cho nhà thầu nước ngoài năm 2020

1. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a. Thành phần hồ sơ:
– Tổ chức đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ khi bị mất gửi đơn đề nghị cấp lại giấy phép theo Mẫu số 14 Phụ lục I Nghị định số 27/2019/NĐ-CP đến cơ quan quản lý chuyên ngành về đo đạc và bản đồ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.
b. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
2. Thời hạn giải quyết:
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ, cơ quan quản lý chuyên ngành về đo đạc và bản đồ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm kiểm tra thông tin về giấy phép đã cấp, hoàn thành việc cấp lại giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ, trả giấy phép được cấp lại cho tổ chức, gửi tệp tin chứa bản chụp giấy phép được cấp lại cho cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với các tổ chức do cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm định khi cấp giấy phép.
– Số giấy phép, nội dung hoạt động đo đạc và bản đồ được cấp phép và thời hạn của giấy phép cấp lại giữ nguyên như giấy phép đã cấp.
3. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam.
4. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ.
5. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
– Luật Đo đạc và bản đồ ngày 14 tháng 6 năm 2018;
– Nghị định số 27/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đo đạc và bản đồ./.

Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ hạng II năm 2020

1. Danh mục hành nghề đo đạc và bản đồ hạng II bao gồm:
– Lập thiết kế kỹ thuật – dự toán nhiệm vụ đo đạc và bản đồ;
– Đo đạc, thành lập bản đồ từ dữ liệu ảnh hàng không, dữ liệu ảnh viễn thám;
– Xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia;
– Đo đạc, thành lập bản đồ bằng phương pháp đo trực tiếp;
– Thành lập bản đồ chuyên ngành.
2. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ bao gồm:
a. Thành phần hồ sơ
– Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo Mẫu số 17 Phụ lục I Nghị định số 27/2019/NĐ-CP kèm theo 01 ảnh màu cỡ 4×6 cm có nền màu trắng;
– Bản sao văn bằng, chứng chỉ về chuyên môn do cơ sở đào tạo hợp pháp cấp; giấy chứng nhận đủ sức khỏe hành nghề do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện theo quy định;
– Bản khai kinh nghiệm nghề nghiệp theo Mẫu số 18 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
– Bản sao giấy tờ chứng minh là người được miễn sát hạch kiến thức chuyên môn, kiến thức pháp luật.
b. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
3. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ gửi đến cơ quan cấp chứng chỉ theo một trong các hình thức sau:
a. Qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến;
b. Gửi 01 bộ hồ sơ giấy kèm theo tệp tin chứa hồ sơ theo hình thức trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính.
4. Cơ quan tiếp nhận và giải quyết: Sở Tài nguyên và Môi trường
5. Thời hạn giải quyết:
– Sau thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày đăng tải kết quả sát hạch và xét cấp chứng chỉ hành nghề, Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ ký, cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ.
– Trường hợp cá nhân không đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ phải thông báo, nêu rõ lý do không cấp chứng chỉ cho cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ.
6. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ hạng II.
Căn cứ pháp lý của TTHC.
– Luật Đo đạc và bản đồ ngày 14 tháng 6 năm 2018;
– Nghị định số 27/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đo đạc và bản đồ./.

Bài viết cùng chuyên mục

Tham khảo thêm

Thủ tục khiếu nại tố cáo

Thủ tục khiếu nại tố cáo theo quy định của pháp luật Việt Nam bao gồm các bước sau: Giải quyết khiếu nại lần đầu:

Làm gì khi bị ép cung

Ép cung là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bị ép cung. Khi bị

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on pinterest
Pinterest
Share on tumblr
Tumblr

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY LUẬT VIỆT PHÚ