Trước quá trình hội nhập quốc tế, nhu cầu học ngoại ngữ càng trở nên thiết yếu. Doanh nghiệp muốn hành nghề giáo dục cần phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp cần phải đăng ký thành lập tại Sở Kế hoạch đầu tư với Mã ngành nghề 8559: Giáo dục khác chưa được phân vào đâu (chi tiết: Trung tâm ngoại ngữ)

I. QUY TRÌNH THÀNH LẬP CÔNG TY GIÁO DỤC TẠI LUẬT VIỆT PHÚ

Bước 1: Tiếp nhận & tư vấn

Luật sư hoặc Chuyên viên tư vấn sẽ tiếp nhận yêu cầu đăng ký thành lập công ty của Khách hàng thông qua các kênh điện thoại, email, Facebook, Zalo… hoặc trực tiếp tại trụ sở của LUẬT VIỆT PHÚ.

Đồng thời, Luật sư hoặc Chuyên viên cũng sẽ giải đáp các thắc mắc của Khách hàng; tư vấn cho khách hàng những lưu ý khi thành lập công ty và các chi phí phát sinh.

Bước 2: Soạn hồ sơ

LUẬT VIỆT PHÚ sẽ soạn thảo và hoàn thành hồ sơ thành lập công ty giáo dục ngay sau khi tiếp nhận đầy đủ thông tin từ Khách hàng và sẽ chuyển hồ sơ cho Khách hàng ký trực tiếp.

Bước 3: Nộp hồ sơ và nhận giấy phép

Nhân viên của LUẬT VIỆT PHÚ sẽ thay mặt khách hàng nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Phòng Đăng ký Kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Thời gian có giấy phép: 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ.

Bước 4: Khắc con dấu và thông báo báo mẫu dấu công ty lên Cổng thông tin Doanh Nghiệp Quốc Gia

LUẬT VIỆT PHÚ sẽ khắc con dấu ngay sau khi có thông tin về Mã số thuế của Công ty. Thời gian hoàn thành con dấu: 01 ngày.

LUẬT VIỆT PHÚ sẽ thực hiện thủ tục thông báo báo mẫu dấu công ty lên Cổng thông tin Doanh Nghiệp Quốc Gia. Thời gian hoàn thành: 01 ngày.

Bước 5: Bàn giao giấy phép, con dấu

LUẬT VIỆT PHÚ sẽ bàn giao bản chính giấy phép và con dấu công ty cho Khách hàng.

II. HỒ SƠ CHI TIẾT THÀNH LẬP CÔNG TY GIÁO DỤC

  1. Giấy đề nghị Đăng ký thành lập công ty giáo dục;
  2. Điều lệ doanh nghiệp;
  3. Danh sách thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên, cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần;
  4. Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực:
    • Đối với cá nhân: CMND/ CCCD/ hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân;
    • Đối với tổ chức: Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với tổ chức và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức;
  5. Quyết định góp vốn đối với thành viên công ty, cổ đông công ty là tổ chức.

Sau khi đã thành lập Công ty giáo dục với ngành nghề Giáo dục khác chưa được phân vào đâu (chi tiết: Trung tâm ngoại ngữ), Công ty muốn hoạt động với ngành nghề giáo dục này cần phải tiến hành nộp hồ sơ đề nghị thành lập trung tâm ngoại ngữ và Hồ sơ đề nghị cấp phép hoạt động giáo dục tại cơ quan có thẩm quyền.

Doanh nghiệp cần phải đảm bảo được điều kiện với những nội dung chủ yếu dưới đây:

  • Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đạt chuẩn theo quy định, đáp ứng yêu cầu hoạt động của trung tâm.
  • Có cơ sở vật chất, trang thiết bị, chương trình, tài liệu dạy học, nguồn kinh phí phù hợp, bảo đảm chất lượng giáo dục theo kế hoạch xây dựng, phát triển và quy mô hoạt động của trung tâm.

Giám đốc:

  1. Có nhân thân tốt;
  2. Có năng lực quản lý;
  3. Tốt nghiệp đại học ngoại ngữ hoặc tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ ngoại ngữ tối thiểu bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương (đối với giám đốc trung tâm ngoại ngữ).
  4. Có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.

Giáo viên:

1. Giáo viên là người Việt Nam đủ Điều kiện dạy ngoại ngữ khi đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

  • Có bằng cao đẳng sư phạm ngoại ngữ trở lên;
  • Có bằng cao đẳng ngoại ngữ trở lên và chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm.

2. Giáo viên là người nước ngoài đủ Điều kiện dạy ngoại ngữ khi đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

  • Có bằng cao đẳng sư phạm ngoại ngữ trở lên;
  • Có bằng cao đẳng ngoại ngữ trở lên và chứng chỉ đào tạo dạy ngoại ngữ phù hợp;
  • Có bằng cao đẳng trở lên, chứng chỉ năng lực ngoại ngữ từ bậc 5 trở lên theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương và chứng chỉ đào tạo dạy ngoại ngữ phù hợp.

III. CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

1. Hồ sơ đề nghị thành lập trung tâm ngoại ngữ

  • Tờ trình đề nghị thành lập trung tâm ngoại ngữ;
  • Đề án thành lập trung tâm ngoại ngữ gồm các nội dung: Tên trung tâm, địa điểm đặt trung tâm, sự cần thiết và cơ sở pháp lý của việc thành lập trung tâm; mục tiêu, nhiệm vụ của trung tâm; chương trình giảng dạy, quy mô đào tạo; cơ sở vật chất của trung tâm; cơ cấu tổ chức của trung tâm, sơ yếu lý lịch của người dự kiến làm Giám đốc trung tâm;
  • Dự thảo nội quy tổ chức hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học.

Thẩm quyền: Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo

Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ

2. Hồ sơ đề nghị cấp phép hoạt động giáo dục bao gồm:

  • Tờ trình đề nghị cấp phép hoạt động giáo dục;
  • Bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu quyết định thành lập trung tâm do người có thẩm quyền cấp;
  • Nội quy hoạt động giáo dục của trung tâm;
  • Báo cáo về cơ sở vật chất, trang thiết bị, chương trình, tài liệu dạy học; đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên; văn bản chứng minh về quyền sử dụng hợp pháp đất, nhà; nguồn kinh phí bảo đảm hoạt động của trung tâm.

Thẩm quyền: Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo

Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ

Ngoài ra đối với địa điểm giảng dạy tùy vào quy mô mà Công ty giáo dục phải xin Biên bản kiểm tra về phòng cháy chữa cháy hoặc Giấy xác nhận đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy. Nếu có xây dựng lại cơ sở vật chất thì phải xin Giấy phép Xây dựng.

IV. CƠ SỞ PHÁP LÝ:

  • Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục
  • Nghị định 135/2018/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 46/2017/NĐ-CP
  • Thông tư 21/2018/TT-BGDĐT về ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học

Vui lòng liên hệ với LUẬT VIỆT PHÚ để được tư vẫn chi tiết và cụ thể hơn.

Bài viết cùng chuyên mục

Tham khảo thêm

Thủ tục khiếu nại tố cáo

Thủ tục khiếu nại tố cáo theo quy định của pháp luật Việt Nam bao gồm các bước sau: Giải quyết khiếu nại lần đầu:

Làm gì khi bị ép cung

Ép cung là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bị ép cung. Khi bị

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on pinterest
Pinterest
Share on tumblr
Tumblr

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY LUẬT VIỆT PHÚ