▪ Tên thủ tục: Thủ tục khởi kiện án hành chính
▪ Cơ quan ban hành: Quốc hội – Chính phủ – Tòa Án Nhân Dân Tối Cao
▪ Mục đích: Các thủ tục cần thiết để khởi kiện vụ án hành chính
▪ Đối tượng áp dụng:
▪ Hồ sơ cần thiết: 1/ Đơn khởi kiện;

 

2/ Các tài liệu chứng minh cho yêu cầu của người khởi kiện;

 

3/ Bản chính quyết định hành chính hoặc chứng cứ chứng minh về hành vi hành chính bị khiếu kiện và tất cả các quyết định có liên quan;

 

4/ Bản chính Quyết định giải quyết khiếu nại hoặc chứng cứ chứng minh việc đã khiếu nại (nếu có);

 

5/ Đối với việc khiếu nại Quyết định kỷ luật buộc thôi việc cán bộ – công chức bắt buộc phải có quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan nhà nước, tổ chức hoặc người đã ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc đó.

 

6/ Giấy uỷ quyền (nếu người khởi kiện cử người đại diện).

 

7/ Bản sao hộ khẩu, chứng minh nhân dân (có thị thực của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền);

 

8/ Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn kiện (ghi rõ bản chính, bản sao).

 

9/ Người khởi kiện phải nộp 02 (hai) bộ hồ sơ khởi kiện để Tòa án thông báo việc khiếu kiện cho người bị kiện.

▪ Qui trình giải quyết:
▪ Lệ phí: Án phí hành chính bao gồm án phí hành chính sơ thẩm, án phí hành chính sơ thẩm đồng thời chung thẩm, án phí hành chính phúc thẩm.

 

Mức án phí hành chính  các loại được quy định một mức chung là 200.000 đồng.

(Xem thêm ở Pháp lệnh Án phí, lệ phí Tòa án)

▪ Thời gian giải quyết: Từ 60 ngày đến 90 ngày; 120 ngày nếu vụ việc phức tạp
▪ Căn cứ pháp lý: Pháp lệnh số 10/2009/UBTVQH12 ngày 27/02/2009  của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội về án phí, lệ phí Tòa án
▪ Địa điểm tiếp nhận: Tổ thụ lý – Văn phòng Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: 131 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Bến Thành Quận 1

Mẫu đơn khởi kiện: 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

ĐƠN KHỞI KIỆN ÁN HÀNH CHÍNH

 

Về việc: __________________________________________________

 

Kính gửi:    TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

 

Người khởi kiện: (gồm cá nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức).

* Đối với cá nhân:

– Họ và tên người khởi kiện, năm sinh: _____________________________

– Địa chỉ (thường trú, tạm trú, địa chỉ liên lạc): _______________________

* Đối với cơ quan nhà nước, tổ chức:

– Họ và tên người đại diện theo pháp luật hoặc thủ trưởng đơn vị __________

– Địa chỉ, điện thoại (Fax) của trụ sở chính: __________________________

– Địa chỉ, điện thoại (Fax) của chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh: __________________________________________________________

– Họ tên, chức vụ đại diện của người khởi kiện (nếu có): ________________

Người bị kiện: (tên của cơ quan nhà nước hoặc chức danh của cán bộ công chức) _________________________________________________________________

– Địa chỉ, điện thoại (Fax) (nếu có):________________________________

 

Nguời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

– Họ và tên: _________________________________________________

– Địa chỉ, điện thoại (Fax) (nếu có): _______________________________

 

NỘI DUNG KHỞI KIỆN

 

– Nêu tóm tắt nội dung quyết định hành chính hay tóm tắt diễn biến của hành vi hành chính hay quyết định kỷ luật buộc thôi việc cán bộ – công chức;

– Nêu ngày tháng năm biết được hay nhận được quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính mà người khởi kiện cho là trái pháp luật.

– Nội dung quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu (nếu có);

– Kèm theo những văn bản quy phạm pháp luật (nếu có);

– Các yêu cầu, đề nghị Tòa án xem xét giải quyết.

– Cam đoan không khiếu nại lên cấp trên trực tiếp của cơ quan nhà nước, người đã ra quyết định hành chính hoặc có hành vi hành chính.

 

Ngày _______  tháng ______  năm _________

Người khởi kiện

(Ký tên – Ghi rõ họ tên)

 

HỒ SƠ KHỞI KIỆN ÁN HÀNH CHÍNH

 – Đơn khởi kiện (theo mẫu);

– Các tài liệu chứng minh cho yêu cầu của người khởi kiện;

– Giấy chứng minh nhân dân, hộ khẩu (bản sao có sao y) nếu là cá nhân;

– Tài liệu về tư cách pháp lý của người khởi kiện, của các đương sự và người có liên quan khác như: giấy phép, quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; điều lệ hoạt động, quyết định bổ nhiệm hoặc cử người đại diện doanh nghiệp (bản sao có sao y) nếu là pháp nhân.

– Bản sao quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc văn bản trả lời về việc giải quyết khiếu nại của người hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính mà người khởi kiện cho là trái pháp luật (nếu có);

– Đối với việc khiếu nại quyết định kỷ luật buộc thôi việc của cán bộ – công chức bắt buộc phải có quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan nhà nước, tổ chức ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc đó.

– Giấy ủy quyền (nếu người khởi kiện người đại diện).

– Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn kiện (ghi rõ số bản chính, bản sao).

 

 ÁN PHÍ HÀNH CHÍNH

 

1/ Án phí hành chính bao gồm:

– Án phí hành chính sơ thẩm

– Án phí hành chính phúc thẩm

– Án phí dân sự sơ thẩm đối với trường hợp có giải quyết về bồi thường thiệt hại, bao gồm án phí dân sự sơ thẩm không có giá ngạch và án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch.

 

Giá trị tài sản có tranh chấp Mức án phí
a/ Từ 4.000.000 đồng trở xuống. 200.000 đồng.
b/ Từ trên 4.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng. 5% giá trị tài sản có tranh chấp.
c/ Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng. 20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng.
d/ Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng. 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 800.000.000 đồng.
đ/ Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 2.000.000.000 đồng.
e/ Từ trên 4.000.000.000 đồng. 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 4.000.000.000 đồng.

– Án phí dân sự phúc thẩm đối với trường hợp có kháng cáo về phần bồi thường thiệt hại.

2/ Mức án phí hành chính sơ thẩm là 200.000 đồng.

3/ Mức án phí hành chính phúc thẩm là 200.000 đồng.

 

NỘP TIỀN TẠM ỨNG ÁN PHÍ

1/ Người khởi kiện vụ án hành chính phải nộp tiền tạm ứng án phí hành chính sơ thẩm, trừ trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc được miễn nộp tiền tạm ứng án phí theo qui định của Pháp lệnh này.

2/ Người yêu cầu bồi thường thiệt hại trong vụ án hành chính không phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm

3/ Người có nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí trong vụ án hành chính sơ thẩm phải nộp tiền tạm ứng án phí hành chính sơ thẩm bằng mức án phí hành chính sơ thẩm.

4/ Người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm trong thời hạn kháng cáo theo mức quy định tại khoản 2 Điều 35 của Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án số 10/2009/UBTVQH12 ngày 27/02/2009, trừ trường hợp được miễn tiền tạm ứng án phí, miễn nộp án phí.

5/ Các đương sự trong vụ án hành chính kháng cáo về bồi thường thiệt hại phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm, trừ trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc được miễn nộp tiền tạm ứng án phí theo qui định của Pháp lệnh này. Mức tiền tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm là 200.000 đồng.

6/ Những trường hợp miễn nộp toàn bộ tiền tạm ứng án phí, án phí:

– Người khởi kiện vụ án hành chính là thương binh; bố, mẹ liệt sỹ; người có công với cách mạng.

– Người khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng hoặc thi hành biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh.

– Cá nhân, hộ gia đình thuộc diện nghèo theo quy định của Chính phủ.

Trích “Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án số 10/2009/UBTVQH12 ngày 27/02/2009”.

 

 

Bài viết cùng chuyên mục

Tham khảo thêm

Thủ tục khiếu nại tố cáo

Thủ tục khiếu nại tố cáo theo quy định của pháp luật Việt Nam bao gồm các bước sau: Giải quyết khiếu nại lần đầu:

Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
Tumblr

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY LUẬT VIỆT PHÚ