Thắc mắc về việc thực hiện kiến nghị khởi tố và cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiến nghị khởi tố:

Theo quy định tại khoản 3 Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015: “Kiến nghị khởi tố là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiến nghị bằng văn bản và gửi kèm theo chứng cứ, tài liệu liên quan cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, xử lý vụ việc có dấu hiệu tội phạm.”

Như vậy, những cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền thực hiện việc kiến nghị khởi tố? Căn cứ vào quy định nào để xác định?

Theo quy định của Luật Thanh tra và Thông tư liên tịch số 03 hướng dẫn việc thực hiện kiến nghị khởi tố qua hoạt động thanh tra thì tôi được biết hiện nay cơ quan có thẩm quyền kiến nghị khởi tố là Cơ quan thanh tra và các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra.

Như vậy, ngoài Cơ quan thanh tra và các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra có thẩm quyền kiến nghị khởi tố thì còn cơ quan nào có thẩm quyền kiến nghị khởi tố nữa? Những cơ quan, như: Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy; Kiểm toán Nhà nước,… có được kiến nghị khởi tố vụ án hình sự khi nhận thấy một vụ việc có dấu hiệu tội phạm không?

Người gửi: Nguyễn Minh Tiến

Câu trả lời của Luật sư Việt Phú

Theo quy định tại khoản 3 Điều 144 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 thì “Kiến nghị khởi tố là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiến nghị bằng văn bản và gửi kèm theo chứng cứ, tài liệu liên quan cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, xử lý vụ việc có dấu hiệu tội phạm”. Như vậy, bất kỳ cơ quan nhà nước nào, qua thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình phát hiện vụ việc có dấu hiệu tội phạm đều có quyền kiến nghị khởi tố. Các cơ quan này có thể là: Cơ quan thanh tra (theo Luật Thanh tra, Thông tư liên tịch số 03/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP-TTCP ngày 18/10/2018 quy định về phối hợp giữa Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Cơ quan Thanh tra trong việc trao đổi thông tin về tội phạm và giải quyết kiến nghị khởi tố được phát hiện thông qua hoạt động thanh tra); Kiểm toán Nhà nước (theo Luật Kiểm toán nhà nước); Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân thông qua hoạt động giám sát (theo Luật Phòng, chống tham nhũng)…

Vụ 14 VKSND tối cao

Bài viết cùng chuyên mục

Tham khảo thêm

Thủ tục khiếu nại tố cáo

Thủ tục khiếu nại tố cáo theo quy định của pháp luật Việt Nam bao gồm các bước sau: Giải quyết khiếu nại lần đầu:

Làm gì khi bị ép cung

Ép cung là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bị ép cung. Khi bị

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on pinterest
Pinterest
Share on tumblr
Tumblr

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY LUẬT VIỆT PHÚ